Cảm nhận đức tin, Tài liệu tu đức

VỀ THĂM “GIẾNG CŨ GIỮA ĐỒI HOANG”

Và con đường để về “thăm giếng cũ giữa đồi hoang” lại chập chùng gai chông sỏi đá, thêm một dấu chỉ quá rõ ràng để nhắc cho những “khách hành hương hôm nay”, thế hệ cháu con của biết bao nhiêu tiền nhân anh hùng tử đạo, luôn ghi nhớ và xác tín rằng: đón nhận thập giá vì tình yêu dành cho Đức Kitô và vì Hội Thánh, trong Hội Thánh và với Hội Thánh, để trở nên dụng cụ cứu độ, để nối dài “Hy tế của Đấng Cứu Độ”, để cùng với Đức Kitô “bị treo lên hầu kéo mọi người lên” (Ga 12,32)…mãi mãi là con đường đẹp nhất và đúng nhất của mọi Kitô hữu,

Cảm nhận đức tin, Khảo luận tổng hợp, Tài liệu tu đức

ĐẸP THAY “CÁI THUỞ BAN ĐẦU”

Nếu Kitô giáo phát sinh từ biến cố Đức Kitô Phục Sinh và Tin Mừng Phục Sinh bắt đầu được loan truyền từ ngày lễ Ngũ Tuần như sách Công Vụ tường thuật, thì quả thật, cho đến mãi ngàn sau, khi nào Hội Thánh Chúa Kitô còn trên mặt đất, thì sách Công Vụ Tông Đồ vẫn còn được đọc, được công bố, nhất là được công bố trong những ngày sau Đại lễ Phục Sinh.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

ĐỂ SỨ ĐIỆP KERYGMA ĐI VÀO CUỘC SỐNG

Người ta bảo “Không thể cho cái mình không có”. Ngày xưa, Thánh Phêrô, trong những ngày đầu tiên truyền giảng Kerygma, đã nói với anh què ở Giêrusalem rằng: “Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nadarét, anh đứng dậy mà đi” (Cv 3,6). Vâng, ngài đã cho anh ta chính Đức Kitô phục sinh. Còn chúng ta thì sao ? Việc huấn giáo, rao giảng, mục vụ… chúng ta áp dụng kerygma được bao nhiêu ?

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

“VẾT SẸO” HAY “GIỚI HẠN CUỐI CÙNG CỦA TÌNH YÊU”

Trước một thế giới bị đe doạ bởi đại dịch và bao nhiêu cơn khốn khó, hiểm nguy của sự dữ đang hoành hành, Hội Thánh nói chung và mỗi người Kitô hữu nói riêng, cần phải trở về để chạm đến vết sẹo của Đức Kitô, vết sẹo của lòng thương xót; và thực ra “vết sẹo đó” nào có xa xôi. Chính ở đây, lúc nầy, Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện và gọi mời: không chỉ “chạm đến vết sẹo”, “xỏ ngón tay”, “thọc vào cạnh sườn”…, mà hơn thế nữa: cả máu thịt, thân mình: “hãy nhận lấy mà ăn, hãy nhận lấy mà uống”. Đây phải chăng là “giới hạn cuối cùng của lòng thương xót”, như Thánh Gioan xác quyết: “Ngài đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).

Giáo Hội hoàn vũ, Lời Mẹ Hội Thánh, Văn kiện ĐGH

GIỜ ĐÂY ĐÃ CÓ SỰ SỐNG

Dưới ánh sáng của Chúa Phục Sinh, những đau khổ của chúng ta giờ đây đã được biến đổi. Nơi từng có cái chết, giờ đây ở đó có sự sống. Nơi từng có tang thương, giờ đây có niềm an ủi. Khi ôm lấy thập tự giá, Chúa Giêsu đã ban tặng ý nghĩa cho những đau khổ của chúng ta và bây giờ chúng ta cầu nguyện rằng thiện ích của việc chữa lành đó sẽ lan rộng khắp thế giới. Cầu chúc một lễ Phục sinh tốt lành, hạnh phúc và thanh thản cho tất cả anh chị em!