Giáo luận, Khảo luận tổng hợp, Tài liệu Huấn Giáo, Văn kiện Tòa Thánh

CHÚNG TÔI CÙNG ĐI VỚI ANH

Trên “con thuyền của Thánh Phêrô” hôm nay, mọi người chúng ta, không trừ ai, đều được gọi mời “cùng đi với nhau và với Thánh Phêrô”. Dĩ nhiên, đó mới chỉ là công việc khởi đầu, nhưng là bước căn bản, để “tấm lưới Nước Trời” được buông trên biển đời dương thế; nếu không có sự “hiệp hành” nầy, thì “người khách lạ đứng trên bờ” có đợi chờ thâu đêm suốt sáng cũng chẳng có “cơ hội” để thể hiện quyền năng “cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, sẽ bắt được cá” (Ga 21,6).

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

TỪ BAO DUNG ĐÓN NHẬN ĐẾN QUẢNG ĐẠI SẺ CHIA

Thế nhưng, Chúa Giêsu không thiết lập một Giáo Hội “pháo đài”, khép kín; mà là một Hội Thánh Công giáo, là “cộng đoàn mở” đón nhận tất cả những ai được Thánh Linh tràn ngập và được Tin Mừng hướng dẫn. Thái độ của Mô-sê vào thời Xuất hành “Phải chi Đức Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ” (BĐ 1) hay của Chúa Giêsu vào thời Tân Ước “Đừng ngăn cản người ta…Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (TM) đều qui hướng về một nội dung đức tin nền tảng: Ơn cứu độ dành cho hết mọi người và bất cứ ai cũng được Thiên Chúa mời gọi tiến bước trong chân lý cứu độ.

Cảm nhận đức tin, Góc nhìn văn hoá, Tài liệu tu đức

GIỌT NƯỚC MẮT ĐỒNG TRINH

Ước gì, trên hành trình dâng hiến, mỗi người chúng ta luôn ý thức được giá trị cao quý của những giọt nước mắt trong sứ mạng của mình. Dẫu rằng, khi lựa chọn đi trên con đường ấy, đôi lúc chúng ta phải rơi lệ; nhưng đừng quên, những dòng lệ của người tu sĩ luôn luôn là giọt lệ của hy sinh, thanh khiết, nguyện cầu, mạnh mẽ và dứt khoát…

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Huấn Giáo, Tài liệu tu đức

SỰ CHẾT, ĐAU KHỔ, SỢ HÃI…: ĐẠI DỊCH COVID-19 DƯỚI NHÃN QUAN KINH THÁNH

Đức Hồng y Betori giải thích: “Tôi cảm thấy rằng, ngày hôm nay cũng có nhiều người tự hỏi, làm thế nào để đặt vào trong mối tương quan giữa những điều đang xảy ra với lòng nhân lành của Thiên Chúa? Và như thế, đại dịch Covid-19 được hiểu như là sự trừng phạt của Thiên Chúa sao? Chúa Giê-su nói rằng những người bị giết chết không có tội hơn những người khác. ‘Nhưng nếu các ông không chịu sám hối – Ngài cảnh báo – thì các ông cũng sẽ bị chết như vậy’. Vì vậy, đây không phải là một hình phạt nhưng đúng hơn là một lời mời gọi sám hối.

Giáo Hội hoàn vũ, Giáo luận, Khảo luận tổng hợp

ĐÀN CHIÊN, MIỆNG CHÓ SÓI VÀ THÀNH GIÊRUSALEM MỚI

Nếu “xâu chuỗi” lại các sự kiện dồn dập liên quan đến Giáo Hội Công Giáo trong những tháng vừa qua (trong năm 2019), chúng ta cũng phần nào lượng giá được những cuộc đánh phá tưng bừng của con “Rồng đỏ” và những “Con Thú” của thời đại hôm nay dành cho Giáo Hội Công Giáo.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

NHỮNG NGƯỜI THẾ GIỚI ĐANG CẦN

Trong những ngày đại dịch khắc nghiệt nầy, trong những không gian như bệnh viện, các khu tập trung cách ly…, hình ảnh khiêm tốn phục vụ, quên mình và hy sinh vì yêu thương của các nữ tu, các bạn trẻ thiện nguyện đã mang lại bao niềm an ủi cho các bệnh nhân, cho những người hấp hối. Phải chăng, đó chính là những “lời loan báo về cuộc khổ nạn phục sinh của Đức Kitô” có giá trị thuyết phục hơn trăm ngàn bài giảng ! Thế giới nầy đang cần biết bao những người “xây đắp an bình” như thế để “hoa quả công chính” được trỗ sinh trên khắp mọi nẻo đường nhân sinh.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

TUYÊN XƯNG VÀ HÀNH ĐỘNG: GIÂY LIÊN KẾT TUYỆT VỜI !

Thì ra, sứ điệp Lời Chúa hôm nay muốn chúng ta thực thi ba điều căn bản nầy: HIỂU ĐÚNG, TIN THẬT VÀ THEO SÁT. Hiểu đúng: khi hiểu rõ Giêsu người thợ mộc Nadarét chính là Đấng Kitô, Chúa thật, người thật, được Chúa Cha sai đến. Tin thật: khi xác tín một Đức Kitô tử nạn phục sinh. Theo sát: khi chấp nhận tù bỏ chính mình và chấp nhận mọi thương đau khổ ải vình tình yêu dâng hiến hy sinh. Phải chăng đó cũng chính là “nguyên tắc vàng” mà Thánh Giacôbê đề nghị cho Dân Chúa muôn nơi và muôn thuở”: “Đức tin mà không hành động là đức tin chết tận gốc rễ” (Bđ 2). Phải chăng Kitô giáo chính là sự nối kết tuyệt hảo lời tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô và hành động bác ái yêu thương của thánh Giacôbê ! Đức tin của tôi hôm nay chính là hiện thực hoá mối giây liên kết đó.

Giáo Hội Việt Nam, Giáo luận, Góc nhìn văn hoá, Khảo luận tổng hợp

ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC TRONG MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẦU TẠI VIỆT NAM

Thế nhưng, con sông dòng suối nào cũng đều có cội nguồn để xuất phát. Nếu thực sự có một “Dòng Văn Học Công Giáo đương đại”, thì chắc chắn phải có một “cội nguồn của Dòng Văn Học” đó. Chính vì thế, trước khi quý vị bàn chuyện “văn học Công Giáo đương đại”, xin cho phép tôi được một chút “ngược dòng thời gian”, tìm về cái cội nguồn của “dòng sông tinh thần” đó; hay nói cách khác, trở về cái thuở mà “Hạt giống Lời Chúa” lần đầu tiên được gieo xuống trên mảnh đất Việt Nam này để xem thử “Cha Ông chúng ta đã vận dụng làm sao cái khí cụ văn học, văn hoá trong công cuộc rao giảng Tin Mừng”; hay nói cho có vẻ “trường lớp” một chút, thì đó là “ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC TRONG MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẦU TẠI VIỆT NAM”.

Giáo Hội Việt Nam, Góc nhìn văn hoá, Gương chứng tá, Khảo luận tổng hợp

MỘT DANH NHÂN VĂN HOÁ BỊ LÃNG QUÊN – CHA LAURENT EMMANUEL HUỲNH VĂN LÂU

Phần lớn cuộc đời linh mục, cha Laurent làm việc ở vùng Dinh Cát. Lúc đầu cha đặt trụ sở chính tại làng Dương Lệ Văn, nay thuộc xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1725, cha đặt trụ sở tại Bố Liêu, nay thuộc xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cuối năm 1732, cha lâm bệnh, được cha Jean de La Court ban bí tích xức dầu. Ngài được chuyển đến Phủ Cam, Huế để cứu chữa nhưng không qua khỏi. Một đoàn giáo dân đông đúc không kể xiết đưa xác ngài về an táng tại nhà thờ Bố Liêu

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

KHI NIỀM VUI NỐI TIẾP NIỀM VUI

Để diển tả niềm vui đặc biệt của ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, ngay từ bài ca nhập lễ, Phụng Vụ đã hát lên: “Chúng ta hãy hân hoan mừng ngày Sinh Nhật của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng sẽ sinh ra Mặt Trời Công Chính là Đức Kitô, Chúa chúng ta”; và Ca Hiệp Lễ ở cuối lễ cũng lại nhắc tới niềm vui đó: “Lạy Chúa, ước chi Giáo Hội của Chúa được đổi mới trong Thánh lễ nầy cũng được tràn đầy niềm vui trong ngày sinh của Đức Trinh Nữ Maria, Người đã đem đến bình minh hy vọng và ơn cứu độ cho thế giới”.

Giáo Hội hoàn vũ, Gương chứng tá, Tài liệu Phụng Vụ, Tài liệu tu đức

NGƯỜI “XOA DỊU CƠN KHÁT CỦA CHÚA”

Với dáng người nhỏ bé, nhưng với một đức tin sắt đá, Mẹ Têrêxa thành Calcutta được giao phó sứ mạng công bố tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với nhân loại, đặc biệt đối với những người bần cùng nhất. “Thiên Chúa vẫn mãi yêu thương thế gian và Người sai chị em chúng ta ra đi để biểu lộ tình yêu và lòng thương cảm của Người đối với người nghèo”. Mẹ có một tâm hồn tràn đầy ánh sáng Chúa Kitô, một tâm hồn bùng cháy tình yêu đối với Ngài và bị thôi thúc bởi một mong ước duy nhất: “xoa dịu cơn khát của Chúa: khát tình yêu và khát các linh hồn”.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

EPHPHATA: MỆNH LỆNH CỦA TÌNH YÊU

Trong một bối cảnh mà toàn nhân loại gần như đang chìm ngập trong bóng tối hoang mang sợ hãi của đại dịch Covid-19 này, chúng ta dâng thế giới nầy cho Chúa cùng với mọi tật bệnh câm điếc tinh thần và thể xác, những đau thương mất mát, khủng hoảng lo sợ của nhiều người, nhiều gia đình là nạn nhân của đại dịch Covid, để xin Chúa một lần nữa chạm ngón tay quyền năng trên những yếu đuối tật nguyền của chúng ta với mệnh lệnh chữa lành và giải thoát: “EPHPHETA – Hãy mở ra”. Amen.