Góc nhìn văn hoá, Khảo luận tổng hợp, Xã luận

ĐIỀU CẦN TRONG CƠN ĐẠI DỊCH : TÂM HỒN VÀ TÍN NGƯỠNG

Cùng là cái chết, có người trong sợ hãi mờ mịt mà qua đời, có người lại trong niềm tin lên Thiên đường mà rời khỏi dương gian. Nhìn thấy người nhiễm bệnh ở Trung Quốc sợ hãi trước khi chết, lại thấy các tín đồ Cơ Đốc bình tĩnh chờ đợi thời điểm về với Chúa, ta mới hiểu rõ: Thì ra thống khổ lớn nhất của những người Vũ Hán không phải trên thể xác, mà là ở tâm hồn, một tâm hồn héo úa không có tín ngưỡng, không có niềm tin.
Sinh tử không phải chỉ là lời nói huênh hoang, người Trung Quốc hiện nay, thực sự cần một tín ngưỡng, cần một tín ngưỡng cao thượng đúng đắn.

Góc nhìn văn hoá, Khảo luận tổng hợp

KHÔNG CÓ “ÔNG TỔ DUY NHẤT” CỦA CHỮ QUỐC NGỮ

“Trong buổi sơ khai, chúng ta có nêu lên đóng góp của một số người ở một số trung tâm nhất định, nhưng thật khó và không thể xác định được tên tuổi một người ở một nơi vào một thời điểm cụ thể được coi là người và nơi đầu tiên sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Trên quan niệm như vậy, tôi nghĩ rằng trong buổi đầu, nhiều giáo sĩ Dòng Tên, đi tiên phong là người Bồ, người Ý, đã tham gia vào quá trình Latinh hóa chữ viết của người Việt, để lại những chữ Quốc ngữ đầu tiên. Ba trung tâm đã góp phần vào quá trình này là Nước Mặn, Hội An, Dinh Chiêm với tên tuổi của Francesco Buzomi, Cristoforo Borri, Francisco de Pina trong những năm 1618-1623 rồi tiếp theo là Alexandre de Rhodes, Gaspar Luiz, Antonio de Fontes những năm 1625-1626. Có thể coi đó là ba dòng suối đầu tiên tạo nên dòng sông chữ Quốc ngữ. Nếu xem xét sâu hơn về những chứng cứ văn bản có chữ Quốc ngữ thì trong ba trung tâm đó, trung tâm Nước Mặn có phần sớm hơn với sự hiện diện của chữ Quốc ngữ trong cuốn sách của Borri viết năm 1621 và xuất bản lần đầu năm 1631”

Góc nhìn văn hoá, Khảo luận tổng hợp, Xã luận

DỊCH CORONA HAY LÒNG NGƯỜI “MẮC DỊCH”

Thất bại của những người có trách nhiệm trực tiếp trong cơn đại dịch Corona thật ra không phải chỉ là thất bại của một đường lối chính trị hay một chiến lược quản trị. Đúng hơn và sâu xa hơn, đó là thất bại của một nền luân lý đã không đặt giá trị sinh mạng con người ở mức tối thượng.

Góc nhìn văn hoá, Gương chứng tá

TÔI DỄ DÀNG HƠN CẬU MỘT CHÚT!

Và chúng ta, những con người chắc chắn giàu có hơn rất nhiều những người vô gia cư khốn khổ, lại thường là những kẻ kêu ca than phiền nhiều nhất về số phận. Thực ra cuộc đời sẽ đơn giản và hạnh phúc hơn rất nhiều nếu chúng ta có thể nói “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút” với bất kì ai đó mà bạn gặp trên đường đời. Bởi vì như những người vô gia cư kia, bạn luôn có thể nói câu nói đầy cảm hứng đó ngay cả khi bạn không có gì cả, ngoài… một trái tim.

Cảm nhận đức tin, Góc nhìn văn hoá

MÓN NỢ VỚI THẦY GIÊSU

Và người Thầy mà tôi biết tôi nợ lớn nhất đó là THẦY GIÊSU. Thầy dạy tôi biết bao nhiêu điều, thế mà tôi không mấy thuộc bài. Cứ nhớ đó rồi quên đó. Bài học mà tôi ước ao được học nhất là Bác ái, Hiền lành và Khiêm nhường mà tôi lại chẳng học được bao nhiêu. Thầy Giêsu ơi, các Thầy Cô ơi, xin nhận ở con cái cúi đầu tri ân thật sâu và cả cái cúi đầu xin thứ lỗi. Xin cho phép con được đền bù những thiếu sót lỗi tội mình bằng những hi sinh nhỏ mọn mà con đang cố gắng để làm được.

Cảm nhận đức tin, Góc nhìn văn hoá

ĐI VỀ MÀ NỐI LINH THIÊNG

Đi lại con đường mà các chứng nhân tử đạo Trà Câu đã đi xưa để thêm một lần tri ân và cảm tạ và thầm nguyện rằng, ước mong trên những con đường này, một ngày không xa, lại thấp thoáng những bước chân hân hoan tiến về nhà Chúa, như những bước chân của các anh chị em tân tòng Phổ Thành, Phổ Xuân, Phổ Lợi…của những năm 1959, 1960…!

Cảm nhận đức tin, Góc nhìn văn hoá, Xã luận

VÌ SAO EM TÔI CHẾT…?

Tôi thắp lên một nén hương, cầu nguyện cho linh hồn em và những người thọ nạn.
Tôi cầu mong những bạn trẻ của tôi học được từ thất bại của em nhiều bài học quý giá. Để lời xin lỗi và tấm lòng của em với gia đình và quê hương sẽ không ra vô ích.
Tôi cầu nguyện, để cái chết của em là một cú tát làm thức tỉnh lương tâm nhiều người.