Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

NHỮNG CHUYẾN TÀU ĐỜI VÀ ĐIỂM HẸN

Hôm nay chúng ta họp nhau đây trong ngôi từ đường của Giáo phận Qui Nhơn, xung quanh thi hài của cha cố Phêrô Hoàng Kym, nguyên Tổng đại diện của Giáo phận, như để níu kéo những giờ, những phút, những giây, còn có thể gần nhau trước lúc vĩnh viễn chia tay: cha thì trở về với Thiên Chúa, còn chúng ta thì còn ở lại trần gian chờ chuyến tàu sau, nhưng điểm hẹn thi đã rõ ràng: đó là nhà Cha trên trời. Cha cố Phêrô sẽ không còn trở lại với chúng ta nữa, vì cha đã đi đến đích.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa

NÉT ĐẸP CỦA MỘT CUỘC ĐỜI

Chúng ta tin rằng, ở gữa chúng ta hôm nay, hình như cũng đang có một “Vianney của giáo phận” đã hoàn tất trách nhiệm mục tử cách hoàn hảo và đã chết một cái chết đẹp tuyệt vời. Và giả như “bức tranh cuộc đời của ngài” còn một chút gì chưa hoàn hảo, thì trong Thánh lễ nầy, Hy lễ cứu độ của chính Chúa Kitô, chúng ta cùng sốt sắng dâng lời cầu nguyện, để hôm nay, ngài thật sự về bên Chúa Cha, theo như lời của chính Chúa Kitô đã phán: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống ; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

BƯỚC ĐI TRONG SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGÀI

Quả thật, trên con Đường của Đức Kitô hôm nay, chúng ta lại phải bắt đầu. Bởi vì, như lời Đức thánh Giáo Hoàng G.P.II nói với giới trẻ năm 1988: “Khám phá Đức Kitô là một cuộc phiêu lưu đẹp nhất đời chúng con. Nhưng khám phá ra Ngài một lần mà thôi thì không đủ. Mỗi khám phá người ta có về Người lại trở thành một lời mời gọi kiếm tìm Người hơn nữa…”.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa

ĐƯỜNG VỀ CÙNG CHA

Câu trả lời của Chúa Giê-su cho ta hiểu rằng đích điểm mà Chúa Giê-su muốn dẫn các ông đến chẳng phải là một không gian địa lý mà là một NGÔI VỊ, là chính CHÚA CHA “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ các con biết và đã xem thấy Người”. Con đường để đến với Chúa Cha cũng không thể đo được bằng kilômet, vì con đường ấy cũng chính là một NGÔI VỊ, là chính Chúa Giê-su.

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

CÁNH CỬA NHỎ, CON ĐƯỜNG HẸP

Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau và cho những ai đang dấn thân sống trong chức linh mục và đời thánh hiến mãi mãi trung thành chọn “cánh cửa nhỏ – con đường hẹp” của Chúa Giêsu, của Tin Mừng” để cho dù có phải mất mát thiệt thòi hay lao đao lận đận một cách nào đó, thì luôn hãy nhớ rằng: cánh cửa nhỏ đó, con đường hẹp đó sẽ “dẫn tới bao la…về bên Chúa…và sẽ “cho thế gian bừng nở hoa hồng”.

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

NHỮNG NGƯỜI LỮ HÀNH KHÔNG CÔ ĐỘC

Trong một thế giới có quá nhiều những “thần tượng giả”, những “bạn đồng hành không ra gì”, những ý thức hệ lầm lạc và giả dối…chúng ta cần luôn tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng như hai môn đệ Emmau khi xưa, với người “bạn đồng hành duy nhất đáng tin”- Đức Kitô phục sinh: “Xin Thầy ở lại với chúng tôi vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn”; và cùng cầu xin cho cho mọi người trên thế giới, nhất là những kẻ đang bước đi trong buồn phiền cô độc, được tìm thấy “Người bạn đồng hành đích thực là chính Đức Kitô Phục Sinh”, để cuộc sống của họ không là một “cuộc lữ hành cô độc” mà là một cuộc tiến bước trong hoan vui và đầy hy vọng. Amen.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

HONG LẠI NIỀM TIN TỪ “VẾT SẸO”

Cũng vậy, nếu trên “Thân Mình Hội Thánh” và trong nhân loại hôm nay, còn có biết bao nhiêu phận người mang hình ảnh của “Đức Kitô loang lổ vết sẹo” của đói nghèo, bị áp bức, bệnh tật, tù đày…đang cần được “chạm đến” với bàn tay của “Lòng Thương Xót”, thì cần thiết biết bao, những “tông đồ Tôma” luôn trở về “ở lại với anh em trong mái nhà Hội Thánh và hong lại niềm tin từ vết sẹo của Đấng đã chết và sống lại vì yêu, “vết sẹo của Lòng Thương Xót”.

Chia sẻ Lời Chúa, Lời Mẹ Hội Thánh, Tài liệu Phụng Vụ

CHUYỆN KỂ TỪ NGÀY SABAT ĐÓ !

“Sau ngày Sa-bát” (Mt 28: 1), những người phụ nữ đã đến ngôi mộ. Tin Mừng của Đêm Thánh Vọng Phục sinh bắt đầu với ngày Sa-bát. Đó là ngày trong Tam Nhật Phục sinh mà chúng ta có xu hướng lơ là khi chúng ta háo hức chờ đợi cuộc vuợt qua từ thập giá của ngày Thứ Sáu tiến đến lời tung hô Alleluia của Chúa Nhật Phục Sinh. Tuy nhiên, năm nay, chúng ta đang trải nghiệm, hơn bao giờ hết, sự im lặng thật lớn lao của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Chúng ta có thể tưởng tượng mình ở vị trí của những người phụ nữ vào ngày đó.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

ĐAU KHỔ: BÍ TÍCH PHỔ QUÁT CỦA ƠN CỨU ĐỘ

Chúa Giêsu đã chết cho tất cả mọi người. Ngài nói: “một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12:32). Ngài kéo lên tất cả mọi người, chứ không chỉ một số! Thánh Gioan Phaolô II đã viết từ giường bệnh của mình, sau vụ mưu ám sát ngài, rằng “Chịu đau khổ có nghĩa là trở nên đặc biệt nhạy cảm, đặc biệt mở ra cho hoạt động quyền năng cứu độ của Thiên Chúa, được ban cho nhân loại trong Chúa Kitô.” [2] Nhờ thập giá Chúa Kitô, đau khổ, theo cách riêng của nó, cũng đã trở thành một loại ‘bí tích phổ quát của ơn cứu độ’ cho loài người.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

KHI CHIẾC ÁO TOẢ HƯƠNG THƠM THÁNH THẦN

Mặc dù “tấm áo không làm nên thầy tu”; nhưng “phẩm phục linh mục” của Tân ước phải tràn ngập hương thơm “Dầu Thánh Thần” của Đức Kitô. Bởi vì, người tín hữu hôm nay đang khao khát nhận được “hương thơm của dầu Thánh Thần” đó từ nơi bàn tiệc Thánh Thể, từ bài giảng Lời Chúa, từ thái độ bao dung tha thứ nơi Toà Giải tội, từ sự tiếp đón và phục vụ ân cần, từ thái độ khiêm nhường và dấn thân chịu khó, chịu khổ…của các linh mục, những mục tử mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu là hãy sẵn sàng “mang lấy mùi chiên”

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

CHỨNG NHÂN CỦA TIN MỪNG SỐNG LẠI

Như vậy, điều quan trọng còn lại không chỉ ngay giờ nầy, hay trong độ đường còn lại của Mùa Chay, mà phải là trong suốt cuộc sống, đó là ta hãy mạnh dạn trả lời câu hỏi của Đức Kitô: “Con có tin như thế không ?”. Nhưng, không phải bằng cách lặp lại thuộc lòng câu trả lời của cô Matta: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian”