Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

TỪ CON ĐƯỜNG HẸP ĐẾN ĐẠI TIỆC NƯỚC TRỜI

– Con đường hẹp đó là sự trung thành phục vụ cộng đoàn của những “tông đồ giáo dân thầm lặng” qua các hội đoàn như chức việc, Legio, giáo lý viên, ca đoàn…
– Con đường hẹp đó là sự thuỷ chung, hiệp nhất và luôn tươi vui, đạo đức, Thánh lễ kinh nguyện hằng ngày… của các đôi vợ chồng trẻ, cho dù phải bon chen gánh nặng cơm áo gạo tiền…

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

NHÌN THẲNG VÀO ĐỨC KITÔ ĐI LÀM NGÔN SỨ

Không chỉ là lời cầu nguyện, mà hơn nữa, phải là một hành trang, một ngọn đuốc sáng mang theo để lên đường. Vâng, hành trang đó, ánh sáng đó chính là lời mà thư Do Thái ân cần nói với chúng ta : “Chúng ta hãy nhìn thẳng vào Đức Giêsu, Đấng khơi nguồn đức tin và làm cho nó nên hoàn tất; vì trông mong niềm vui đang chờ đón mình, Người đã chịu khổ giá, bất chấp sự hổ thẹn, và rồi lên ngự bên hữu ngai Thiên Chúa.”

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

CON VẪN MUỐN “MẸ MỘT LẦN Ở LẠI”

Như thế, lễ Mẹ Về Trời lại mở ra cho chúng ta chiều kích của một “Cuộc Thăm viếng Mới”. Mẹ lại đến chia sẻ niềm vui ơn cứu độ và hy vọng phục sinh cho “con cháu E-và” đang dập vùi trong “chốn khách đày, nơi khóc lóc” (Kinh Lạy nữ Vương), và cũng lại một lần nữa gọi mời con cái Mẹ tiếp tục lên đường với Mẹ để mở ra những cuộc “thăm viếng khác” đến muôn vạn mái nhà, đến trăm nghìn địa chỉ, nhất là những địa chỉ tối tăm, đói khổ, tật bệnh, lầm lạc…đang cần bừng sáng lên những lời tin yêu Magnificat : “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa. Thần trí tôi hớn hở reo mừng trong Chúa Đấng cứu chuộc tôi…”.

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

ĐỊA CHỈ CĂN CƯỚC KITÔ HỮU : NƯỚC TRỜI

Và như thế, đối với chúng ta, những người Kitô hữu, cho dẫu có khổ đau, thử thách, thất bại hay gì gì đi nữa, tất cả như lời của Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, chỉ là “khúc dạo đầu của niềm vui và hy vọng mà đức tin dẫn đến” đích điểm chính là “Nước Trời đã được dọn sẵn”
            Vâng, “địa chỉ căn cước Kitô hữu” không là gì khác, đó chính là “NƯỚC TRỜI”

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

LẼ NÀO LẠI “SỤ MẶT QUAY LƯNG” !

Tóm lại, sứ điệp phụng vụ hôm nay không nhằm hô hào, cổ võ một thái độ sống tiêu cực, chán đời; nhưng là triển khai một cái nhìn tỉnh táo và khôn ngoan vào cuộc sống nhằm giúp chúng ta định hướng và đầu tư cuộc đời sao cho phù hợp với chương trình khôn ngoan và đầy tình thương của Thiên Chúa. Đứng trước một xã hội mà vật chất, tiền của đang chiếm lĩnh mọi bậc thang giá trị, Lời Chúa hôm nay phải chăng là một cảnh báo thích hợp cho mỗi người chúng ta để chúng ta luôn sống đúng căn tính của người Ki-tô hữu và tìm được hạnh phúc đích thực.

Giáo luận, Khảo luận tổng hợp, Tài liệu Huấn Giáo, Tài liệu Phụng Vụ

XƯNG TỘI VỚI LINH MỤC ? QUÁ PHẢI ĐI CHỨ !

Nếu trong trường hợp ai đó vẫn chưa hiểu được, thì đây câu 22-23 là thế này : Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

Giáo Hội hoàn vũ, Lời Mẹ Hội Thánh, Tài liệu Huấn Giáo, Tài liệu Phụng Vụ

MÃI MÃI LÀ “RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU” !

Chúng ta hãy đón nhận Thánh Thể với lòng biết ơn, không phải cách thụ động, hay như là thói quen, nhưng thật sự làm sống động lại lời thưa “amen” – tôi tin – nơi Thân Mình Chúa Kitô. Khi linh mục nói “Mình Thánh Chúa Kitô”, chúng ta thưa “amen”: lời thưa xuất phát từ trái tim với xác tín. Đó là Chúa Giêsu, là Chúa Giêsu Đấng cứu độ tôi, là Chúa Giêsu đến ban cho tôi sức mạnh để sống. Chúng ta đừng rước lễ như thói quen, mỗi lần rước lễ chúng ta hãy làm như lần rước lễ đầu.

Giáo Hội Việt Nam, Tài liệu Huấn Giáo, Tài liệu Phụng Vụ

NHÂN ĐỨC THỜ PHƯỢNG: HIỆN TRẠNG – GIÁO HUẤN – PHÂN ĐỊNH

Tính nhân văn Kitô giáo cũng là chuẩn mực giúp mọi tín hữu có khả năng phân định đâu là những thực hành tâm linh trống rỗng, bóp nghẹt các giá trị Tin Mừng, hoặc nhắm đến những mục đích trần tục, và đâu là những việc thờ phượng chân thật làm lan toả hương thơm Tin Mừng.

Gương chứng tá, Tài liệu Phụng Vụ

KHI TRIẾT GIA TRỞ THÀNH NHÂN CHỨNG !

Thánh nhân là một triết gia và là anh hùng tử đạo. Người sinh tại Phơ-la-vi-a Nê-a-pô-li, ở Sa-ma-ri-a, trong một gia đình ngoại giáo, đầu thế kỷ thứ II. Sau khi tin Chúa Ki-tô, người đã viết nhiều tác phẩm bênh vực Ki-tô giáo. Trong số đó, còn lại hai tác phẩm: “Minh Giáo” gửi cho hoàng đế An-tô-ni-ô, và “Đối thoại với ông Tri-phông”, tranh luận với người Do Thái. Người cũng mở một trường dạy triết lý ở Rô-ma.
Bị một đồng nghiệp tố cáo, người một lòng son sắt xưng đức tin trước mặt quan toà và đã được phúc tử đạo cùng với sáu Kitô hữu khác, quãng năm 165, thời hoàng đế Mác-cô Au-rê-li-ô.

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

MẸ ĐẾN ĐI, XIN MỘT LẦN THĂM VIẾNG !

Không biết, chút nữa đây, cõi lòng của mỗi người của chúng ta sẽ ra sao khi nghe tiếng chào, cho dù có khác một chút, “Mình Thánh Chúa Kitô” ! Có lẽ để nhắc nhở chúng ta sống trọn hảo mầu nhiệm Thăm Viếng hôm nay khi đón nhận Chúa Kitô Thánh Thể, mà Hội Thánh đã cầu nguyện khi hiệp lễ : “Như xưa Thánh Gioan Tẩy Giả đã nhảy mừng vì nhận biết Đức Kitô còn trong lòng mẹ, nay xin cho Giáo Hội, qua bí tích Thánh Thể nầy, cũng hân hoan đón rước Đức Kitô hằng sống, Đấng hiển trị muôn đời. Amen.

Giáo Hội hoàn vũ, Gương chứng tá, Tài liệu Phụng Vụ

KHI “LIỄU YẾU” TRỞ THÀNH “ĐẠI THỤ”

Với ảnh hưởng lớn lao ấy, thánh Cartarina được mệnh danh là “Thiên thần hòa giải” bởi những mối thù hận giữa gia đình không thể chống lại được ảnh hưởng của Ngài. Ngài nói : – Ghen ghét người lân cận là chống đối lại Thiên Chúa, là hủy diệt đối với người nuôi dưỡng nó, bởi vì ai sống trong ghen ghét, họ tự ghét bỏ mình còn hơn là ghét bỏ thù nghịch nữa.