Giáo Hội hoàn vũ, Lời Mẹ Hội Thánh, Văn kiện ĐGH

HÃY LÀM HOÀ VỚI THIÊN CHÚA (2 Cr 5,20)

Năm nay, một lần nữa, Chúa ban cho chúng ta một thời gian thuận tiện để chuẩn bị cử hành, với trái tim được canh tân, Mầu nhiệm vĩ đại về sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu, là mấu chốt đời sống Kitô hữu với tư cách cá nhân cũng như cộng đoàn. Tâm trí chúng ta phải không ngừng trở về với mầu nhiệm này, vì nó không ngừng lớn lên trong chúng ta theo mức độ chúng ta mở lòng ra với sự năng động thiêng liêng của nó và bằng sự đáp trả cách tự do và quảng đại.

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

MÙA NGẮM NHÌN THẬT RÕ ĐỨC KITÔ ĐANG SỐNG

“Trong Mùa Chay năm 2020 này, tôi muốn chia sẻ với mọi Kitô hữu những điều tôi đã viết cho các bạn trẻ trong Tông huấn Christus vivit – Đức Kitô sống: “Hãy chăm chú nhìn vào đôi tay dang rộng của Đức Kitô chịu đóng đinh, hãy cho phép mình được cứu, hết lần này đến lần khác, mãi mãi.

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

KHI TÌNH YÊU TRỞ THÀNH ÁNH SÁNG

Và có lẽ chúng ta đều đồng ý với “quy luật vật lý” cơ bản nầy của Nicola Tesla: “Nếu hận thù ghen ghét biến thành điện, thì cả thế giới sẽ được thắp sáng” (If your hate could be turned into electricity, it would light up the whole world). Hận thù chắc chắn sẽ không bao giờ trở thành “điện”; nhưng chắc một điều: tình yêu sẽ trở thành ánh sáng. Hãy yêu thương để trở thành ước mơ và cũng là mệnh lệnh của chính Đức Kitô: “Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,14).

Gương chứng tá

KHÔNG CÓ CHÚA, CUỘC SỐNG VÔ NGHĨA

Năm 2013, bà Marianna qua đời. Trước đó, cuộc đời của bà được kể lại trong một cuốn sách dưới dạng tự truyện với tựa đề “Mẹ của một vị thánh. Chứng tá cảm động của Marianna Popieluszko”. Nội dung kể lại bà là một người thích sống và nói chuyện với mọi người xung quanh, thích kể những câu chuyện hài hước. Nhưng trên hết, bà muốn chia sẻ với mọi người những gì bà đã trải nghiệm, điều gì là chính yếu trong cuộc sống, ý nghĩa cuộc đời: Hãy tin vào Chúa trước. Không có Chúa, cuộc sống không có ý nghĩa. Chúng ta phải tỉnh thức để nhận ra Chúa luôn hiện diện trong chúng ta bởi vì với đức tin luôn có chiến thắng.

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

KHOẢN LUẬT KHÔNG BAO GIỜ XƯA CŨ

Trong những ngày này, cả thế giới đang hoang mang lo lắng; riêng thành phố Vũ Hán của Trung quốc đang chìm trong bóng tối của sự chết: sự chết do con virus Covid-19 nhưng cũng là sự chết do biết bao hành xử ích kỷ, đố kỵ, bất khoan dung và vô cảm của con người đối với nhau. Tuy nhiên, trong giữa cảnh đen tối đầy thất vọng đó, vẫn loé sáng lên những “thiên thần áo vàng” là các tín hữu Kitô, sẵn sàng lang thang không biết mệt mỏi trên những con đường phố chết, để phân phát khẩu trang và chia sẻ Tin Mừng cũng như niềm hy vọng và sự tín thác vào Chúa Giêsu; vẫn sáng lên mẫu gương anh hùng của bác sĩ Lý Văn Lượng, một chứng nhân của Tin Mừng giữa một Vũ Hán tối tăm, khi sẵn sàng dấn thân để phục vụ đến đổi hy sinh mạng sống.

Góc nhìn văn hoá, Khảo luận tổng hợp, Xã luận

ĐIỀU CẦN TRONG CƠN ĐẠI DỊCH : TÂM HỒN VÀ TÍN NGƯỠNG

Cùng là cái chết, có người trong sợ hãi mờ mịt mà qua đời, có người lại trong niềm tin lên Thiên đường mà rời khỏi dương gian. Nhìn thấy người nhiễm bệnh ở Trung Quốc sợ hãi trước khi chết, lại thấy các tín đồ Cơ Đốc bình tĩnh chờ đợi thời điểm về với Chúa, ta mới hiểu rõ: Thì ra thống khổ lớn nhất của những người Vũ Hán không phải trên thể xác, mà là ở tâm hồn, một tâm hồn héo úa không có tín ngưỡng, không có niềm tin.
Sinh tử không phải chỉ là lời nói huênh hoang, người Trung Quốc hiện nay, thực sự cần một tín ngưỡng, cần một tín ngưỡng cao thượng đúng đắn.

Giáo Hội hoàn vũ, Gương chứng tá

NHỮNG TÌNH YÊU ĐẸP MÙA VALENTINE

Kỳ lễ Valentine sắp đến, nhiều cặp đôi đang lên kế hoạch ăn mừng lễ bên nhau ở một buổi tiệc lãng mạn nào đó, trong khi nhiều người khác thì không để ý mấy. Với những người vừa thất tình thì ngày lễ khá là khó chịu; cả thế giới đang yêu, còn mình thì đang đau. Nếu bạn cũng đang phải đấu tranh với tình trạng đau khổ này thì đừng lo, có một số vị Thánh có thể giúp bạn vì các ngài cũng từng trải qua cảnh ấy.

Góc nhìn văn hoá, Khảo luận tổng hợp

KHÔNG CÓ “ÔNG TỔ DUY NHẤT” CỦA CHỮ QUỐC NGỮ

“Trong buổi sơ khai, chúng ta có nêu lên đóng góp của một số người ở một số trung tâm nhất định, nhưng thật khó và không thể xác định được tên tuổi một người ở một nơi vào một thời điểm cụ thể được coi là người và nơi đầu tiên sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Trên quan niệm như vậy, tôi nghĩ rằng trong buổi đầu, nhiều giáo sĩ Dòng Tên, đi tiên phong là người Bồ, người Ý, đã tham gia vào quá trình Latinh hóa chữ viết của người Việt, để lại những chữ Quốc ngữ đầu tiên. Ba trung tâm đã góp phần vào quá trình này là Nước Mặn, Hội An, Dinh Chiêm với tên tuổi của Francesco Buzomi, Cristoforo Borri, Francisco de Pina trong những năm 1618-1623 rồi tiếp theo là Alexandre de Rhodes, Gaspar Luiz, Antonio de Fontes những năm 1625-1626. Có thể coi đó là ba dòng suối đầu tiên tạo nên dòng sông chữ Quốc ngữ. Nếu xem xét sâu hơn về những chứng cứ văn bản có chữ Quốc ngữ thì trong ba trung tâm đó, trung tâm Nước Mặn có phần sớm hơn với sự hiện diện của chữ Quốc ngữ trong cuốn sách của Borri viết năm 1621 và xuất bản lần đầu năm 1631”

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

THẾ GIỚI CHƯA BAO GIỜ HẾT CẦN

Vì thế, muôn nơi và muôn thuở, sứ điệp “Muối, Ánh Sáng” không bao giờ cũ và hết hợp thời đối với người Kitô hữu. Bởi vì đó không là “sự khôn ngoan của loài người” mà chính là lời, là mệnh lệnh của Đấng mà nhà giảng đạo lừng danh đã tuyên bố dứt dạc rằng: “Tôi không biết điều gì khác ngoài Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh” (Bđ 2). Chắc chắn, thế giới hôm nay, con người hôm nay, cũng như thế giới và con người thời Thánh Phaolô 2000 năm trước, họ chẳng cần chúng ta trao cho họ “sự khôn ngoan của loài người”, nhưng họ đang cần những “chứng nhân của đức tin”, chứng nhân của tình yêu và phục vụ; vâng, họ đang cần, muối và ánh sáng của Tin Mừng.

Góc nhìn văn hoá, Khảo luận tổng hợp, Xã luận

DỊCH CORONA HAY LÒNG NGƯỜI “MẮC DỊCH”

Thất bại của những người có trách nhiệm trực tiếp trong cơn đại dịch Corona thật ra không phải chỉ là thất bại của một đường lối chính trị hay một chiến lược quản trị. Đúng hơn và sâu xa hơn, đó là thất bại của một nền luân lý đã không đặt giá trị sinh mạng con người ở mức tối thượng.

Giáo Hội hoàn vũ, Gương chứng tá, Tài liệu Phụng Vụ

NHỮNG “SAMURAI” CỦA NƯỚC TRỜI

Ngày 5 tháng 2 năm 1597, hai mươi sáu Ki-tô hữu đã bị đóng đinh thập giá ở Na-ga-xa-ki (Nhật Bản). Trong số đó có những nhà truyền giáo từ châu Âu đến như các tu sĩ dòng Tên và dòng Phan-xi-cô, nhưng còn có cả những tu sĩ Nhật Bản như thánh Phao-lô Mi-ki (sinh khoảng năm 1564/1565) và mười bảy giáo dân gồm: các giáo lý viên, các người thông ngôn, hai bác sĩ và các trẻ em nữa. Tất cả đều tươi cười, nhiều người còn ca hát khi chịu chết để làm chứng cho Chúa Kitô.

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

NẾU TÌNH YÊU LÀ NGƯỜI…

Vâng, Thiên Chúa là tình yêu; và tình yêu đó chính là “Lời đã hoá thành nhục thể”, nên “Ngài đã ban tặng chính Con Một cho chúng ta”. Và tới phiên “Người Con Một” đó đã hiến thân cho tất cả chúng ta. Đức Cha đã dấn thân vào sứ vụ Giám Mục với quyết tâm để “tình yêu Đức Kitô thúc bách”, cho nên chúng con xác tín rằng, cuộc đời của Đức Cha, ước vọng của Đức cha và cuộc sống mỗi giây phút trong đời của Đức Cha đó là dành để yêu thương và phục vụ.

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

NGỌN NẾN TRÊN TAY CHÀNG HIỆP SĨ

Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, trong cuộc gặp gỡ với Đức Kitô Thánh Thể hôm nay, trong Bàn Tiệc thánh đặc biệt nầy, không phải chỉ là cuộc “bồng ẳm Chúa Giêsu bằng đôi tay xa lạ”, mà là một cuộc hội ngộ của tình yêu, của cõi lòng, của trái tim, của tin, cậy, mến, của sự quyết tâm “nhìn thẳng vào NGỌN NẾN KITÔ” mà tiến bước, như giai thoại về chàng Hiệp Sĩ của thời Thập tự chinh, quyết mang ngọn lửa từ mồ thánh về thắp lên những cây nến nơi thánh đường quê hương. Amen.