“Các nghệ sĩ thân mến, quý vị đã quá rõ có nhiều sự thúc đẩy, từ trong hay từ ngoài, có thể gây hứng cho quý vị thi thố tài năng. Nhưng bất cứ sự cảm hứng chân chính nào, cũng đều cưu mang phần nào “hơi thở” mà “Thánh Thần Sáng Tạo đã từng dùng để đỡ nâng công trình sáng tạo ngay từ thuở ban đầu”.
Danh mục: Giáo luận
Giới thiệu các “góc nhìn” và suy tư về Giáo Hội hoàn vũ cũng như Giáo Hội tại Việt Nam.
CÂU CHUYỆN “CON LỪA” VÀ “NGƯỜI THỢ VƯỜN NHO”
Nếu có khi nào bạn nãn lòng hay mệt mỏi với sứ vụ, có khi nào bạn bị cám dỗ buông trôi hay thoái thác chối từ đặc sủng được ân trao, bạn hãy nhớ lại hai Lời của Thầy Chí Thánh: “Vì Ta cần đến nó” – “Hãy đi vào vườn nho ta”.
LINH ĐẠO « TÌNH YÊU ĐÁP TRẢ TÌNH YÊU »
Chúng ta hãnh diện ở giữa lòng Hội Thánh Việt Nam, cũng đã có bao nhiêu người con ưu tú đã góp phần làm cho vườn hoa Giáo Hội thêm sắc thêm hương, trong đó, Á Thánh Anrê Phú Yên đã nổi bật lên như một vì sao sáng.
NGƯỜI ANH EM GIỮA CÁC ANH EM
“Là mục tử của cộng đoàn, theo hình ảnh Chúa Kitô Mục tử nhân lành dâng hiến tất cả cuộc đời cho Giáo Hội, linh mục sống và hiện hữu cho công đoàn; chính vì cộng đoàn mà ngài cầu nguyện, học hỏi nghiên cứu, làm việc và tự hiến; chính vì cộng đoàn mà ngài sẵn lòng để cho đi cuộc sống của mình, yêu thương cộng đoàn như Chúa Kitô, bằng tất cả tình yêu và lòng quý mến, tiêu hủy cả sức lực và không tiếc thời gian để làm cho cộng đoàn trở thành hình ảnh của Giáo Hội, Hiền Thê Chúa Kitô, ngày càng mỹ miều và xứng đáng hơn với lòng nhân hậu của Chúa Cha và tình yêu của Chúa Thánh Thần” (KCN 77).
BIỂN, LÀNG CHÀI VÀ CÂU CHUYỆN “CHÈO RA CHỖ NƯỚC SÂU”
“Hiện tại thì giáo họ Xuân Thạnh- Mỹ An gồm phần lớn là các gia đình trẻ (trong đó có nhiều gia đình tân tòng), sinh sống với đủ các ngành nghề như đi biển, làm du lịch, làm nông nghiệp (trồng cây và chăn nuôi)… Nơi đây dân cư chân chất, thật thà, dễ gần… nên rất thuận lợi cho việc truyền giáo; và hầu như mỗi tín hữu ở đây ai cũng mang trong mình ngọn lửa truyền giáo và sống tình huynh đệ hiệp thông nên số giáo dân trở lại và anh chị em tân tòng có dấu hiệu tăng lên theo từng năm”.
NHỮNG CUỘC HẸN LÀM NÊN LỊCH SỬ
Vâng, xin nhắc lại một lần nữa lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Chúng ta đừng chạy trốn sự phục sinh của Chúa Giêsu, chúng ta đừng bao giờ ngã lòng, bất luận điều gì xảy ra. Chúng ta đừng để điều gì thúc đẩy chúng ta hơn là sự sống của Ngài, sự sống thôi thúc chúng ta tiến bước”. (EG số 3).
ĐỨC KITÔ VÀ “THẬP ĐẠO NHÂN BẢN”
Vâng, Chúa khóc, giọt tình yêu thấm đẩm,
Trỗ ngàn hoa hy vọng tươi xinh.
Kể từ đây, chết chóc, điêu linh,
Đã ươm mầm tin yêu hy vọng.
MA QUỶ VÀ CHIẾN LƯỢC “NGŨ ĐỘC”
Tuy nhiên, là những Kitô hữu, những môn sinh của Đức Kitô, chúng ta luôn xác tín vào chính những lời của Ngài, những lời được phán ra khi ma quỷ đinh ninh đang trên đường thành công trong việc triệt hạ Ngài bằng bản án “đóng đinh khổ giá”: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian” Ga 16,33).
“TIẾNG” NƯỚC TÔI VÀ “LỜI” VĨNH CỬU
Thế nhưng người Kitô hữu nào lại không biết “Lời Chúa là đường soi bước chân con” (Tv 119,105), là trường dạy và yếu tố hiệp thông tuyệt hảo nhất. Đã hơn 400 năm đón nhận Tin Mừng, nhưng Giáo Hội Việt Nam vẫn chưa có được một bộ Kinh Thánh mang tính “Hiệp hành”, “hiệp thông”; vừa ghi dấu ấn “thừa thượng tiếp hạ” công sức và giá trị của cha ông, vừa “nhật nhật tân” của văn minh đương đại.
THẤT ĐẠO HIỆP HÀNH
“Trước hết và trên hết, tiến trình hiệp hành là một tiến trình thiêng liêng. Đây không phải là chuyện cứ máy móc thu thập dữ liệu hay tổ chức hàng loạt những cuộc hội họp và thảo luận. Mục đích của việc lắng nghe mang tính chất hiệp hành là biện phân, vì thế đòi hỏi chúng ta phải học biết và sử dụng nghệ thuật biện phân cá nhân và cộng đoàn. Chúng ta lắng nghe lẫn nhau, lắng nghe truyền thống đức tin của chúng ta và lắng nghe những dấu chỉ thời đại để nhận biết những gì Chúa đang nói với chúng ta. Đức Giáo Hoàng Phanxicô mô tả hai mục đích tương thuộc của tiến trình lắng nghe là: “Lắng nghe Thiên Chúa, để cùng với Ngài chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu của dân Ngài; lắng nghe dân Ngài cho đến khi chúng ta hòa hợp với ý muốn mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đón nhận ý muốn đó” (VADEMECUM 2.2).
SỐNG ĐẠO: “CÂU CHUYỆN DÀI MUÔN THUỞ”
Họ sống với Chúa bằng chính kinh nghiệm được Chúa yêu, và sống với nhau bằng kinh nghiệm yêu Chúa. Gương sống đạo của họ vẫn còn đó bên cạnh chúng ta mỗi ngày và mỗi nơi. Trong niềm hy vọng tốt đẹp đến từ Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi hãy thăng tiến chính mình, và giúp đỡ anh chị em giáo dân đặc biệt là các bạn trẻ sống đúng căn tính của mình trong sứ mạng mà Chúa Kitô trao ban qua các Bí Tích mà họ lãnh nhận.
ĐÔI NÉT VỀ THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC LẦN THỨ XVI
Để cùng thực hiện bổn phận của mỗi tín hữu là tham gia vào Thượng Hội đồng, cách đặc biệt ở giai đoạn cử hành tại Giáo hội địa phương, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về Thượng Hội đồng này trong 3 phần: Hình thức của Thượng Hội đồng, Nội dung và diễn tiến của Thượng Hội đồng, Cách thức tham gia vào Thượng Hội đồng.
BAO GIỜ MỚI BẮT ĐẦU “NỞ HOA HY VỌNG”
“Thảm kịch hoàn cầu như đại dịch COVID-19 “trong giây lát đã làm sống lại cảm thức này: chúng ta là một cộng đồng hoàn cầu, tất cả đang ở trong cùng một con thuyền, nơi vấn đề của một người là vấn đề của mọi người. Một lần nữa chúng ta nhận ra rằng không ai được cứu một mình; chúng ta chỉ có thể được cứu cùng với nhau ”(FT, số 32).
CHÚNG TÔI CÙNG ĐI VỚI ANH
Trên “con thuyền của Thánh Phêrô” hôm nay, mọi người chúng ta, không trừ ai, đều được gọi mời “cùng đi với nhau và với Thánh Phêrô”. Dĩ nhiên, đó mới chỉ là công việc khởi đầu, nhưng là bước căn bản, để “tấm lưới Nước Trời” được buông trên biển đời dương thế; nếu không có sự “hiệp hành” nầy, thì “người khách lạ đứng trên bờ” có đợi chờ thâu đêm suốt sáng cũng chẳng có “cơ hội” để thể hiện quyền năng “cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, sẽ bắt được cá” (Ga 21,6).
ĐÀN CHIÊN, MIỆNG CHÓ SÓI VÀ THÀNH GIÊRUSALEM MỚI
Nếu “xâu chuỗi” lại các sự kiện dồn dập liên quan đến Giáo Hội Công Giáo trong những tháng vừa qua (trong năm 2019), chúng ta cũng phần nào lượng giá được những cuộc đánh phá tưng bừng của con “Rồng đỏ” và những “Con Thú” của thời đại hôm nay dành cho Giáo Hội Công Giáo.
ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC TRONG MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẦU TẠI VIỆT NAM
Thế nhưng, con sông dòng suối nào cũng đều có cội nguồn để xuất phát. Nếu thực sự có một “Dòng Văn Học Công Giáo đương đại”, thì chắc chắn phải có một “cội nguồn của Dòng Văn Học” đó. Chính vì thế, trước khi quý vị bàn chuyện “văn học Công Giáo đương đại”, xin cho phép tôi được một chút “ngược dòng thời gian”, tìm về cái cội nguồn của “dòng sông tinh thần” đó; hay nói cách khác, trở về cái thuở mà “Hạt giống Lời Chúa” lần đầu tiên được gieo xuống trên mảnh đất Việt Nam này để xem thử “Cha Ông chúng ta đã vận dụng làm sao cái khí cụ văn học, văn hoá trong công cuộc rao giảng Tin Mừng”; hay nói cho có vẻ “trường lớp” một chút, thì đó là “ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC TRONG MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẦU TẠI VIỆT NAM”.
BÌNH VẪN CHƯA HỀ CŨ (TT) PHẦN HAI: MONITA, “CẨM NANG TRUYỀN GIÁO” VƯỢT THỜI GIAN
Việc cùng nhau đọc lại văn kiện truyền giáo của cha ông cách đây 357 năm (Monita hay Huấn thị Ajuthia 1664) nào chẳng phải là “khơi dậy hồng ân đức tin đã lãnh nhận” ? Mà chẳng phải khơi dậy thôi đâu, nếu biết trân trọng và thành tâm vận dụng, MONITA AD MISSIONARIOS, sẽ là một “Kim Chỉ Nam” tuyệt hảo, một thứ “Bình Mới” vẫn còn nguyên giá trị để chứa thứ “Rượu Mới” là Tin Mừng Cứu độ, một thứ “Rượu ngon hảo hạng” mà bất cứ người Kitô hữu nào đều có quyền và trách nhiệm chia sẻ cho anh chị em mình.
BÌNH VẪN CHƯA HỀ CŨ
Tuy nhiên, trước hết và trên hết, chân dung của “người truyền giáo”, của kẻ “Loan báo Tin Mừng” theo đúng nguyện vọng và ước muốn của “Đấng Sáng Lập” lại là “CHỨNG NHÂN”: “Chính anh em là chứng nhân về những điều nầy” (Lc 24,48); “Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).