Và, kể từ buổi bình minh hôm ấy,
Em bỗng ước mình mang đôi cánh “bồ câu” !
Để ngậm cành ô liu bay đi khắp năm châu,
Mang gió ấm, nắng tươi, mưa hiền…
Mang chút thương, chút bình yên… đến mọi miền thế giới !
TÌNH YÊU, LỜI VÀ THÁNH THẦN
Phải chăng Đức Kitô, vì sợ cái tôn giáo mà Ngài muốn canh tân và thiết lập đặt trên nền tảng của tình yêu sẽ bị biến chất trở thành một thứ tôn giáo của lề luật vụ hình thức, nên trước khi về với Chúa Cha để bàn giao sứ mệnh loan truyền ơn cứu độ cho Hội Thánh, cho các Tông Đồ, Ngài đã muốn nhấn mạnh cái cốt lõi của niềm tin đó chính là cuộc trở về hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi trong việc thực thi Lời: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ Lời Thầy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”.
WHISKY, THUỐC LÁ, NGÒI BÚT… VÀ CHỨNG NHÂN TỬ ĐẠO: THÁNH BRANDSMA
Nữ y tá, được gọi là “Titia”, đã làm chứng rằng Cha Brandsma đã trao cho cô chuỗi tràng hạt của Cha. Khi cô ấy trả lời rằng cô không thể cầu nguyện và cũng không cần đến nó, thì Cha đã động viên cô hãy đọc thuộc lòng một câu trong phần thứ hai của Kinh Kính Mừng, “Xin hãy cầu cho chúng con là kẻ có tội.”
“GIÊRUSALEM MỚI” HAY “MARIUPOL HOANG TÀN”
Chính vì thế, không chỉ với Chúa Nhật hôm nay, mà mỗi ngày, mỗi phút giây, mỗi người Kitô hữu đích thực, nỗ lực không ngừng, cầu nguyện không ngơi, để tình yêu chiến thắng hận thù, để giới răn yêu thương được thể hiện và để mỗi người trên thế giới sớm nhận ra tất cả đều là anh em con cùng một Cha, Đấng Toàn Năng đang ngự trên trời; và là em của một Người Anh Cả Giêsu, Đấng Phục Sinh đang đồng hành dưới đất !
“ƠN KẺ DỮ” HAY “ƠN NGƯỜI LÀNH”
Chính vì thế, mỗi năm một lần, qua chân dung Đức Kitô Phục Sinh, Vị Mục tử nhân lành đang hiện diện cách sống động giữa lòng Dân Chúa (mà Chúa Nhật IV Phục Sinh đã chọn như một trọng tâm quy chiếu với một “tên gọi đặc thù”: CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH), Hội Thánh gọi mời toàn Dân Công Giáo cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục – tu sĩ, cầu nguyện cho có nhiều con người sẵn sàng đập bể bình dầu thơm cuộc đời để làm rực thêm mùi thơm cho căn nhà Giáo Hội (Tông Huấn Đời Thánh Hiến 104).
CHO MỘT NGƯỜI VỪA ĐỨNG LÊN
Như cánh “Hạc” bay về miền ánh sáng,
Như khách lữ hành vừa bỏ lại sân ga.
Để hôm nay anh mới thật về nhà,
Chỗ của anh muôn đời Ngài Giêsu dọn sẵn !
THUYỀN AI CÓ CHÚA
Đường tương lai dẫu mịt mờ,
Theo Thầy theo mãi tận “bờ bên kia” !
Mặc cuồng phong, dẫu chông gai…
Thuyền ai có Chúa, đời xây mộng vàng !
GIỌT THẮM NỞ TƯƠI ĐÓA HƯỜNG
Riêng với các anh em linh mục, cho dù mới chịu chức, hay 5 năm, 10, năm, 20, 30 năm… điều quan trọng không phải là con số, là thời gian ngắn hay dài, lâu hay mau, sướng hay khổ, buồn hay vui, làm ít hay nhiều, thành công hay thất bại…, mà điều quan trọng là “Chúa có đến không”, có Chúa đồng hành không, Chúa có “về” không !… Bởi vì, như Thánh Gioan ghi lại trong Tin Mừng: Chúa Giêsu đi trên mặt biển, tiến lại gần thuyền, họ hoảng sợ. Nhưng Người nói với họ: “Chính Thầy đây, đừng sợ”;
QUI NHƠN – THỊ NẠI TRONG CHIẾN LƯỢC VỆ QUỐC – PHẦN BA: THẾ THỜI PHẢI THẾ
Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng: người Việt Nam hôm nay hay thế hệ con cháu của những vị anh hùng như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… vẫn luôn trân trọng và vận dụng đúng đắn, khôn ngoan vị trí địa chính trị tuyệt vời của giang sơn gấm vóc mà cha ông ta đã đổ bao nhiêu máu xương và nước mắt để giữ gìn và lưu lại; trong đó có Qui Nhơn – Thị Nại, một vị trí chiến lược quan trọng để chúng ta cùng tiếp nối công cuộc “kiến quốc và vệ quốc” trong thời đại hôm nay.
QUI NHƠN – THỊ NẠI TRONG CHIẾN LƯỢC VỆ QUỐC – PHẦN HAI: TAN THỊ NẠI MẤT GIANG SƠN
Vâng, tan Thị Nại thì mất cả Phú Xuân, Thăng Long, tiêu tan cả chiến lược, chiến thuật…; và nhất là “mất nước”, như nhận định của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường: “Từ nay họ không còn chút uy thế nào trên mặt bể nữa, trước cả khoảng tháng Tư âm lịch khi Đông Hải vương Mạc Quần Phù cùng các tướng bị bắt lúc bị gió dạt ngoài khơi Thị Nại. Họ hoàn toàn không kiểm soát được mặt bể để tha hồ cho thuỷ quân Gia Định tung hoành ra lấy Phú Xuân mà không sợ một lực lượng lưu động nào theo kịp ngăn trở nữa. Trần Quang Diệu còn bức được Võ Tánh chết, nhưng sự thực đám quân tướng Tây Sơn ở đây mấy tháng sau phải tan rã trên rừng chính vì không thể nào di động theo các đồng bằng dọc biển mà không có yểm trợ của thuỷ quân, chính vì sự tan vỡ ở trận Thị Nại này vậy”
QUI NHƠN – THỊ NẠI TRONG “CHIẾN LƯỢC VỆ QUỐC” – PHẦN MỘT : TAN YẾU HUYỆT MẤT CƠ ĐỒ.
Tuy nhiên, “bản đồ của 3 vương quốc bên bờ Biển Đông” đó gần như đã được vẽ lại hoàn toàn sau biến cố lịch sử: chiến dịch “Bình Chiêm năm 1471” của quốc vương Đại Việt, Lê Thánh Tôn; và thời điểm đó cũng là cột mốc ghi nhận vương quốc Champa hùng mạnh một thời ở Đông Nam Á đã trở thành một “nhược quốc” khiêm tốn trấn thủ vùng Panduranga (Phan Rang, Bình Thuận) cho đến khi chính thức bị xoá tên trên bản đồ thế giới vào thế kỷ 17 dưới triều các vua nhà Nguyễn của Việt Nam
LÀM ƠN ĐỪNG VỀ HƯU NON
Chắc chắn với tuổi đời linh mục “20 năm” cùng với tuổi đời của kiếp nhân sinh, các cha không còn trong độ tuổi thanh xuân nữa. Tuy nhiên, trong ơn gọi và sứ mạng làm con Thiên Chúa, đặc biệt, trong thánh chức linh mục, điều Chúa muốn, Giáo Hội cần, đó là chúng giữ được trẻ trung, hồn nhiên của Tin Mừng, của ân sủng. Và vì thế, xin mượn tạm lời hiệu triệu sau đây của ĐGH Phanxicô trong tông huấn Christus Vivit như một nhắn gởi đến quý cha trong dịp kỷ niệm đặc biệt nầy: “Làm ơn, đừng về hưu non các con nhé.”
XIN CHO CON BỮA ĐIỂM TÂM LẦN NỮA !
Xin cho con bữa điểm tâm lần nữa,
Cá nướng, bánh thơm, trên ngọn lửa hồng…
Mỗi bước chân đi trên mọi nẻo đường trần,
“Chỗ nước sâu”, sá gì, con buông lưới !
CÓ NHỮNG ĐÊM CHỜ SÁNG
Câu chuyện bình minh Ngày Thứ Nhất, Chúa sống lại,
Đang gọi mời không chỉ riêng ai,
Hãy có những đêm chờ sáng mong đợi Ngài,
Bởi ở nơi cuối đường kia,
Đấng Phục Sinh đang trở về và Ngài đang đứng đợi !
KHI “TRỜI GIẢI NGHĨA YÊU” !
Khi thế gian lặng nghe “Trời giải nghĩa yêu”
Nghe vọng về bài tình khúc mỹ miều,
Chúa đã yêu con người,
Bằng mối tình sâu mãi muôn đời bất diệt !
BỖNG DƯNG TRỜI TỐI LẠI !
Vâng, khi con người mang trái tim lạc lối,
Khinh dể tình yêu, tham vọng điên cuồng …
“Chối Thầy phản bạn” quyết chọn “ba mươi đồng”,
Lập tức thôi: “bỗng dưng trời tối lại” !
DẦU THƠM HAY CỦA LỄ ĐONG ĐẦY
Cảm ơn Maria ngày hôm ấy,
Dầu thơm hay của lễ đong đầy,
Đáp trả mối tình muôn thế hệ,
Nghìn năm mới mãi, chẳng phôi phai !
TẠI SAO GỌI LÀ TUẦN THƯƠNG KHÓ?
Chúa nhật lễ lá, bắt đầu Tuần thánh. Lịch Phụng vụ cũng ghi là Chúa nhật tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Trước đây, mùa thương khó bắt đầu hai tuần trước lễ Chúa Phục sinh, tại sao bây giờ rút còn một tuần?