Khảo luận tổng hợp, Xã luận

QUI NHƠN – THỊ NẠI TRONG CHIẾN LƯỢC VỆ QUỐC – PHẦN BA: THẾ THỜI PHẢI THẾ

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng: người Việt Nam hôm nay hay thế hệ con cháu của những vị anh hùng như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… vẫn luôn trân trọng và vận dụng đúng đắn, khôn ngoan vị trí địa chính trị tuyệt vời của giang sơn gấm vóc mà cha ông ta đã đổ bao nhiêu máu xương và nước mắt để giữ gìn và lưu lại; trong đó có Qui Nhơn – Thị Nại, một vị trí chiến lược quan trọng để chúng ta cùng tiếp nối công cuộc “kiến quốc và vệ quốc” trong thời đại hôm nay.

Khảo luận tổng hợp, Xã luận

QUI NHƠN – THỊ NẠI TRONG CHIẾN LƯỢC VỆ QUỐC – PHẦN HAI: TAN THỊ NẠI MẤT GIANG SƠN

Vâng, tan Thị Nại thì mất cả Phú Xuân, Thăng Long, tiêu tan cả chiến lược, chiến thuật…; và nhất là “mất nước”, như nhận định của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường: “Từ nay họ không còn chút uy thế nào trên mặt bể nữa, trước cả khoảng tháng Tư âm lịch khi Đông Hải vương Mạc Quần Phù cùng các tướng bị bắt lúc bị gió dạt ngoài khơi Thị Nại. Họ hoàn toàn không kiểm soát được mặt bể để tha hồ cho thuỷ quân Gia Định tung hoành ra lấy Phú Xuân mà không sợ một lực lượng lưu động nào theo kịp ngăn trở nữa. Trần Quang Diệu còn bức được Võ Tánh chết, nhưng sự thực đám quân tướng Tây Sơn ở đây mấy tháng sau phải tan rã trên rừng chính vì không thể nào di động theo các đồng bằng dọc biển mà không có yểm trợ của thuỷ quân, chính vì sự tan vỡ ở trận Thị Nại này vậy”

Khảo luận tổng hợp, Xã luận

QUI NHƠN – THỊ NẠI TRONG “CHIẾN LƯỢC VỆ QUỐC” – PHẦN MỘT : TAN YẾU HUYỆT MẤT CƠ ĐỒ.

Tuy nhiên, “bản đồ của 3 vương quốc bên bờ Biển Đông” đó gần như đã được vẽ lại hoàn toàn sau biến cố lịch sử: chiến dịch “Bình Chiêm năm 1471” của quốc vương Đại Việt, Lê Thánh Tôn; và thời điểm đó cũng là cột mốc ghi nhận vương quốc Champa hùng mạnh một thời ở Đông Nam Á đã trở thành một “nhược quốc” khiêm tốn trấn thủ vùng Panduranga (Phan Rang, Bình Thuận) cho đến khi chính thức bị xoá tên trên bản đồ thế giới vào thế kỷ 17 dưới triều các vua nhà Nguyễn của Việt Nam

Khảo luận tổng hợp, Xã luận

NGỌN ĐUỐC CHO ĐỜI HAY “CÁNH RỪNG ĐANG MỌC”

Vâng, nếu “ngọn đuốc của Nữ thần Tự do” luôn là biểu tượng sáng ngời của một Nước Mỹ “dân chủ pháp quyền và tự do”, thì nền chính thị và xã hội Mỹ hôm nay, một đất nước hùng mạnh nhưng đang trên đã bất ổn và phân hoá trầm trọng, đang cần những “ngọn đuốc” bằng xương bằng thịt như Amy Coney Barrett.

Góc nhìn văn hoá, Khảo luận tổng hợp, Xã luận

“PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC” HAY “TÔN THỜ BẢN THÂN”

Xét một cách sâu hơn nữa, gốc gác của não trạng đó chính là thứ tư duy tự lấy mình làm quy chuẩn cho mọi giá trị. Nói cách khác, đó là kiểu não trạng tự đặt mình thay cho vị trí của Thượng Đế, hay tự tôn thờ bản thân. Quả vậy, nếu thật lòng có đức tin vào Thiên Chúa, chúng ta phải thực sự nghiệm thấy sự bình đẳng của mỗi nhân vị, bởi tất cả đều được tạo dựng và mang hình ảnh của Người; vì thế, ở mức nào đó, có thể nói rằng đối diện với một con người là ta đang đối diện với Thiên Chúa.

Góc nhìn văn hoá, Khảo luận tổng hợp, Xã luận

ĐIỀU CẦN TRONG CƠN ĐẠI DỊCH : TÂM HỒN VÀ TÍN NGƯỠNG

Cùng là cái chết, có người trong sợ hãi mờ mịt mà qua đời, có người lại trong niềm tin lên Thiên đường mà rời khỏi dương gian. Nhìn thấy người nhiễm bệnh ở Trung Quốc sợ hãi trước khi chết, lại thấy các tín đồ Cơ Đốc bình tĩnh chờ đợi thời điểm về với Chúa, ta mới hiểu rõ: Thì ra thống khổ lớn nhất của những người Vũ Hán không phải trên thể xác, mà là ở tâm hồn, một tâm hồn héo úa không có tín ngưỡng, không có niềm tin.
Sinh tử không phải chỉ là lời nói huênh hoang, người Trung Quốc hiện nay, thực sự cần một tín ngưỡng, cần một tín ngưỡng cao thượng đúng đắn.

Góc nhìn văn hoá, Khảo luận tổng hợp, Xã luận

DỊCH CORONA HAY LÒNG NGƯỜI “MẮC DỊCH”

Thất bại của những người có trách nhiệm trực tiếp trong cơn đại dịch Corona thật ra không phải chỉ là thất bại của một đường lối chính trị hay một chiến lược quản trị. Đúng hơn và sâu xa hơn, đó là thất bại của một nền luân lý đã không đặt giá trị sinh mạng con người ở mức tối thượng.

Cảm nhận đức tin, Góc nhìn văn hoá, Xã luận

VÌ SAO EM TÔI CHẾT…?

Tôi thắp lên một nén hương, cầu nguyện cho linh hồn em và những người thọ nạn.
Tôi cầu mong những bạn trẻ của tôi học được từ thất bại của em nhiều bài học quý giá. Để lời xin lỗi và tấm lòng của em với gia đình và quê hương sẽ không ra vô ích.
Tôi cầu nguyện, để cái chết của em là một cú tát làm thức tỉnh lương tâm nhiều người.

Xã luận

ĐỪNG TREO CHÂN DUNG CỦA TÔI LÊN TƯỜNG !

“Tôi mong muốn rằng, các bạn không treo chân dung tôi trong văn phòng làm việc của các bạn. Bởi tổng thống không phải là thần tượng, cũng không phải là thánh nhân. Tổng thống không phải là bức chân dung. Hãy treo ảnh các con bạn vào chỗ đó và trước khi quyết định một việc gì thì hãy nhìn vào mắt chúng”

Khảo luận tổng hợp, Xã luận

NGƯỜI MẸ LÀM NÊN THIÊN TÀI

Bà Nancy đã có công rất lớn trong việc tạo một nền tảng vững chắc để cậu bé Al sau này có thể tiến xa trên con đường khoa học và trở thành nhà phát minh lớn nhất của thế kỷ. Sau này, Thomas Edison đã tỏ lòng biết ơn dành cho mẹ rằng: “Mẹ tôi đã tạo ra tôi. Bà luôn tin tưởng tôi. Tôi cảm thấy rằng mình có một lý do gì đó để sống, một ai đó để không thể làm thất vọng.”

Khảo luận tổng hợp, Truyện ngắn, giai thoại, Xã luận

ÔNG GIÁO SƯ DẠY SỬ

Tôi tin lời ông, vì chẳng có lý do gì để ông nói dối. Có điều là, từ đó tới nay, hơn 20 năm dài, kể từ ngày những gia đình Việt Nam đầu tiên tới định cư ở Hoa Kỳ, chưa ai nói cho tôi nghe những điều này. Có thể, người ta muốn quên đi quá khứ, hoặc là người ta không có can đảm nói ra. Tôi đã hiểu, và tôi phải cám ơn ông. Ông quả là một chiến binh thực thụ.

Khảo luận tổng hợp, Xã luận

BIẾT LẮNG NGHE NHAU

Nói tóm lại, vì tôi thiếu kỹ năng lắng nghe, tôi không biết giữ im lặng một cách thanh thản, hồn nhiên, dễ dàng và khéo léo. Từ đó, người phát biểu không có khả năng “mặc khải mình” như lòng họ chờ đợi, khao khát. Cũng vì vậy, họ chưa nhận ra bản chất đích thực sâu xa của mình là làm sứ giả của Tình Thương trong cuộc đời này.

Xã luận

VIỄN KIẾN GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM

Học tập phải tự nhiên và phải là niềm vui. Khi học tập không còn tự nhiên và không còn là niềm vui thì học tập có vấn đề. Còn việc học tập từ con trẻ, tôi học được rất nhiều, chẳng hạn, về sự hồn nhiên, tình yêu và sự bao dung.

Truyện ngắn, giai thoại, Xã luận

TÔ MÌ CỦA NGƯỜI LẠ !

Khi bước lên thềm cửa, cô thấy mẹ đang mệt mỏi và lo lắng vì đã tìm kiếm cô khắp nơi.
Nhìn thấy Sue, mẹ cô nói: “Sue, vào nhà đi con. Chắc con đói bụng lắm rồi phải không? Cơm nước mẹ nấu xong nãy giờ rồi, vào mà ăn ngay cho nóng…”
Không thể kềm giữ được nữa, Sue òa khóc trong tay mẹ.

Xã luận

LUẬN VỀ SỰ THÀNH CÔNG

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

Khảo luận tổng hợp, Xã luận

THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU QUA VỤ TÀU ĐÁNH CHIẾM HOÀNG SA 19/1/1974

Nhưng chính phủ Mỹ, mà đứng đầu là Cố vấn An Ninh quốc gia Henry Kissinger thông qua Bộ Ngoại giao Mỹ; đã buộc ông Thiệu rút lui, không được phản công chiếm lại những hòn đảo bị mất “nếu không thì không chịu trách nhiệm”. Họ còn rỉ tai cho phía VNCH biết là Trung Cộng còn muốn chiếm cả Trường Sa, nhưng người Mỹ đã ngăn cản và hứa với ông Thiệu là hạm đội 7 sẽ bảo vệ Quần đảo Trường Sa. Trong hoàn cảnh thế yếu so với quân Trung Cộng, lại bị người Mỹ ngăn cản; nên không còn con đường nào khác ông Thiệu đã không cho tái chiếm Hoàng Sa.

Xã luận

DÒNG SÔNG VĨNH BIỆT

Có lẽ nào cũng chính dòng sông dịu hiền thân thương đó hôm nay đã “trở mặt” thành “dòng sông tử thần”, dòng sông đem theo chết chóc, ly biệt, khổ sầu ? Bởi chưng chỉ mới chưa đầy 3 năm mà đã mang đi gần 20 mạng con người trong lứa tuổi học trò tinh khôi trong sáng ?