Views: 209
Nhân dịp bước vào Mùa Chay Thánh, xin giới thiệu bài viết : Mùa Chay Năm C: Tiếng nói của Tin Mừng Luca của tác giả : Lm. Peter Edmonds SJ được chuển ngữ bởi Lm. Paul Nguyễn Minh Chính.
Trong Mùa Chay năm C, chúng ta nghe những bài đọc trích từ Tin Mừng Luca. Chúng ta nghe tiếng nói của Luca suốt hành trình Mùa Chay này trong bốn Chúa Nhật đầu tiên và một lần nữa là trong Chúa Nhật tưởng niệm cuộc thương khó (Lễ Lá).
CÁC CHÚA NHẬT 1-4 MÙA CHAY, NĂM C
Chúa Nhật I: Chúa Giêsu đơn độc: ‘Những cơn cám dỗ’ (Lc 4,1-13)
Vào Chúa Nhật I Mùa Chay, con người duy nhất ở trong tầm ngắm là chính Đức Giêsu. Ngài ở trong hoang mạc. Chúa Thánh Thần đã đưa Ngài vào đấy. Trước đấy, Ngài đã bước qua dòng nước của phép rửa, như dân Israel cũ đã bước qua dòng Biển Đỏ (Xh 15). Giờ đây, lại cũng giống như dân Israel (Ds 20), Ngài đi vào hoang mạc để chịu thử thách. Nơi đây, ma quỷ tấn công Ngài bằng ba cơn cám dỗ. Ba cơn cám dỗ, tự chúng không phải là xấu, tuy nhiên Đức Giêsu biết rằng nếu mình quy phục chúng thì sứ mệnh của mình sẽ bị phá hủy. Lời sách Thánh, Lời Chúa đã xác định cho sự chọn lựa của Ngài. Nhưng phải cẩn thận về cách chúng ta hiểu sách thánh, bởi vì trong cơn cám dỗ thứ ba, chính ma quỷ đã trích dẫn sách thánh. Như Thánh Phaolô đã lưu ý, Satan có thể đội lốt một thiên thần ánh sáng (2 Cr 11,14). Trình thuật của Luca hầu như giống với Matthêô, với vài sửa đổi nhỏ. Các chuyên viên Kinh Thánh nhận ra nguồn chất liệu ‘Q’ ở đây; nghĩa là họ cho rằng Matthêô và Luca cùng theo một nguồn tài liệu. Trong đoạn này, chúng ta gặp thấy khía cạnh con người của Đức Giêsu. Điều này giúp ta đối phó với những cơn cám dỗ gặp thấy trong cuộc sống chúng ta.
Chúa Nhật II: Đức Giêsu và Ba môn đệ: ‘Biến Hình’ (Lc 9,28-36)
Vào Chúa Nhật II Mùa Chay, ta thấy mình ở trên núi với Đức Giêsu và ba môn đệ của Ngài. Ở đó, y phục Đức Giêsu trở nên sáng chói và Ngài xuất hiện trong vinh quang với ông Môisê và Êlia. Mục đích của thị kiến này là khích lệ các môn đệ, những người lần đầu được nghe chi tiết về khổ hình và cái chết đang chờ đợi Đức Giêsu. Thị kiến này cũng được thuật lại trong Marcô và Matthêô, và trong “truyền thống bộ tam” này, chúng ta đoán rằng bản văn Marcô là bản gốc cho hai tác giả khác. Tuy nhiên, Luca đã có hai sửa đổi thú vị. Luca kể rằng Đức Giêsu lên núi để cầu nguyện: trong Tin Mừng Luca, Đức Giêsu cầu nguyện vào tất cả những bước ngoặc trong cuộc sống mình. Ngài cũng thông tin về cuộc trò chuyện của Môisê và Êlia với Đức Giêsu; họ nói về cuộc “xuất hành” của Đức Giêsu ở Giêrusalem. “Xuất hành” là từ gợi nhớ đến điều đã xảy ra từ nhiều thế kỷ trước, khi dân Israel được tự do, thoát khỏi cảnh áp bức của Ai Cập. Chẳng bao lâu nữa, Đức Giêsu cũng sẽ đem lại sự giải thoát cho Dân Chúa khỏi tội lỗi. Thị kiến này của Đức Giêsu trong vinh quang cũng an ủi các môn đệ thời nay phải kiên trì trong lời cam kết kitô hữu của mình. Tất cả chúng ta phải nghe những lời đến từ trời: “Đây là Con ta. Hãy nghe lời người”.
Chúa Nhật III: Đức Giêsu và Đám đông: “Máu của những người Galilê” (Lc 13,1-9)
Chúa Nhật III Mùa Chay, chúng ta cùng đi với Đức Giêsu trên hành trình tiến lên Giêrusalem. Hành trình này kéo dài 8 chương trong Tin Mừng Luca. Nội dung của nó xem ra chẳng nợ nần gì với Tin Mừng Marcô, nhưng lại chứa những chất liệu giống với Matthêô, và như thế nó được gán cho nguồn “Q”. Nhưng trong Chúa Nhật này và Chúa Nhật tiếp theo, tác phẩm của Luca không có những đoạn song song với những tin mừng khác. Thật sự đây là chất liệu riêng của Luca. Hình ảnh tốt nhất để hiểu Đức Giêsu trên hành trình này là hình ảnh của một ngôn sứ như Isaia hay Hôsê (Lc 24,19): một người kêu gọi dân tội lỗi thống hối (e.g. Is 1,16; Hs 6,1), nài xin họ quay mình lại với tội lỗi và sống phù hợp với Lề Luật Môisê. Vì thế, Đức Giêsu phản ứng với cái chết của những người bị binh lính của Philatô sát hại và với số phận của những người bị chết do ngọn tháp đổ sập, với lời kêu gọi đám đông quanh mình phải thống hối. Thiên Chúa đang hiến dâng cho họ cơ hội được cứu rỗi. Ngài cũng kể dụ ngôn về cây vả. Sự héo tàn của cây vả biểu trưng cho sự thất bại của dân chúng khi không sống được cuộc sống mà Thiên Chúa muốn cho họ sống, chẳng bao lâu nữa nó sẽ bị chặt, nhưng không phải ngay lập tức. Vì lòng thương xót, Thiên Chúa sẽ cho họ có nhiều thời gian hơn. Chúa nhật III này nhắc chúng ta rằng Mùa Chay là thời gian thống hối ăn năn.
Chúa Nhật IV: Đức Giêsu và Những kẻ chỉ trích: ‘Đứa con hoang đàng’ (Lc 15,1-3, 11-32)
Vào Chúa Nhật thứ tư này, Đức Giêsu tiếp tục hành trình Giêrusalem, song lần này Ngài đối thoại với những người chống đối, những lãnh đạo tôn giáo phê bình chỉ trích Ngài vì nhóm bạn bè ở gần Ngài, đặc biệt nơi bàn ăn. Nói chung, Đức Giêsu không trả lời trực tiếp cho những chỉ trích này. Hoặc là Ngài đặt cho họ một câu hỏi ngược lại hoặc là là Ngài kể một dụ ngôn thường có cái kết khiêu khích họ khám phá ra ý nghĩa của nó. “Đứa con hoang đàng” là một dụ ngôn như thế. Nó có ba nhân vật và thách thức chúng ta tìm ra ý nghĩa của từng nhân vật. Đứa em hiển nhiên là người tội lỗi thống hối trở về. Đứa anh có nhiều phẩm chất, nhưng nó không cần biết đến sự trở về của đứa em và không nói chuyện với cha như người cha của mình, chúng ta nghi ngờ rằng tình trạng của anh ta còn tệ hơn đứa em phóng đãng của mình. Người cha trông mong đứa em về, cắt ngang lời hối hận của nó, ban cho nó nhẫn, quần áo và giày dép, thách thức mọi hình ảnh quy ước về Thiên Chúa. Trong Chúa Nhật Mùa Chay này, chúng ta có thể tự hỏi mình giống với đứa con nào và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa có phù hợp với Thiên Chúa mà Đức Giêsu loan báo hay không.
CHÚA NHẬT THƯƠNG KHÓ, NĂM C
Chúa Nhật Thương Khó cung cấp cho chúng ta bài tin mừng dài nhất trong năm. Các kitô hữu sơ thời quen thuộc với những nét chính trong câu chuyện khổ nạn; như những tín hữu Do Thái giáo đương thời của họ đã đọc tường thuật về cuộc Xuất Hành khỏi Ai Cập trong cử hành lễ Vượt Qua mỗi năm, các kitô hữu cũng nhắc nhớ lại một cuộc “xuất hành” khác mà Đức Giêsu đã hoàn tất tại Giêrusalem (Lc 9,31). Nhưng Luca kể câu chuyện theo cách riêng của mình, thêm bớt, bỏ và sửa đổi câu chuyện truyền thống. Chúng ta chọn ra một vài đoạn, bắt đầu với đoạn đầu trong bài đọc ngày Chúa Nhật thương khó (Lễ Lá).
Chuẩn bị cho cuộc khổ nạn (Lc 22,14-46)
Chúng tôi chọn bốn mẫu tin trong 30 câu mà Luca đưa ra cho chúng ta trước khi quay về với chính câu chuyện. Đầu tiên là việc thiết lập Thánh Thể. Trình thuật của Luca đặc biệt ở chỗ Đức Giêsu trao cho các môn đệ hai lần chén rượu. Ngài không nói đến máu giao ước theo như Matthêô (26,28) và Marcô (14,24), nhưng là máu giao ước mới giống như Phaolô (1 Cr 11,25). Giao ước mới này được các ngôn sứ Giêrêmia (31,31) và Êzdêkiel (36,26) hứa hẹn; nó tương phản với giao ước được Môisê cử hành trên núi Sinai (Xh 24,8). Máu Ngài không đổ ra cho “nhiều người” như trong Marcô và Matthêô, nhưng vì “anh em”. Ở đây cũng như ở nơi khác (6,20), Tin Mừng Luca có tính cá nhân nhất trong các tin mừng. Giống như Phaolô, Luca cũng thêm vào lời hướng dẫn của Đức Giêsu, rằng hãy làm việc này mà nhớ đến Ngài (1 Cr 11,25).
Trong lời tựa của tin mừng, Luca có ý định “tuần tự” kể lại các biến cố (1,3). Vì thế, những biến cố quen thuộc trong các tin mừng khác được thấy nằm ở vị trí khác trong Tin Mừng Luca. Cuộc tranh luận của các môn đệ về việc ai là kẻ lớn nhất là một ví dụ: trong Marcô, nó nằm trong cuộc hành trình của Đức Giêsu lên Giêrusalem (Mc 9,34); Luca đưa nó vào trong trình thuật Bữa ăn tối cuối cùng. Đức Giêsu đã có những lời cuối: Ngài ở giữa họ như một người phục vụ (22,27). Trong Tin Mừng Gioan, Ngài làm bổn phận người tôi tớ khi rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,1-20). Những câu nói và hành động như thế của Đức Giêsu nhắc chúng ta rằng những biến cố trên đồi Calvariô được giáo hội sơ thời hiểu như là hiện thực sấm ngôn của Isaia về người tôi tớ (Is 52,13-53,12). Đức Giêsu đi đến cái chết như người tôi trung “mang lấy những tật nguyền và bệnh tật của chúng ta” (Is 53,4; Mt 8,17).
Suốt tin mừng của mình, Luca nhấn mạnh đến sự quan tâm của Đức Giêsu dành cho các môn đệ. Ngài trấn an Phêrô “Đừng sợ” khi gọi ông (5,10). Trước khi chọn nhóm Mười Hai, Ngài cầu nguyện suốt đêm (6,12). Sau phục sinh, Ngài đồng hành cùng với hai môn đệ thất vọng trên đường về Emmaus (24,15). Trước cuộc khổ nạn, cơn khủng hoảng lớn nhất, Ngài đã đặc biệt cầu nguyện cho Simon Phêrô, người môn đệ đầu đàn của mình, dù biết rõ ông sẽ chối mình (22,31). Từ nay Đức Giêsu đã ngồi ở vị trí mình, “bên tay hữu của Thiên Chúa” (22,69), Ngài vẫn là trạng sư của chúng ta (1 Ga 2,1), như Stêphanô đã thị kiến về Đức Giêsu khi bị ném đá đến chết (Cv 7,56).
Một trong những cảnh gây cảm xúc nhất trong các tin mừng là lời cầu nguyện cá nhân của Đức Giêsu trước khi bị bắt. Luca tả cảnh này theo cách riêng mình. Ông gọi tên Núi Cây Dầu thay vì Giếtsêmani. Tất cả các môn đệ theo Đức Giêsu, người nói với họ trước và sau lời cầu của riêng mình bằng những lời “hãy cầu nguyện để các con không sa vào cơn cám dỗ”. Chính Ngài cầu với Thiên Chúa như Cha mình bằng những lời gợi đến lời kinh mà trước đây Ngài đã dạy cho các môn đệ mà chúng ta gọi là Kinh Lạy Cha (11,1-4). Ngài đang làm gương cho họ và cả chúng ta nữa. Các môn đệ bị trách móc vì mê ngủ và Đức Giêsu không đi cầu nguyện lần nữa (như trong Mt 26,36-46; Mc 14,32-42).
Câu chuyện Khổ Nạn (Lc 22,47-23,56)
Câu chuyện này thường được chia làm bốn hồi. Đức Giêsu không còn ở một mình vói các môn đệ. Ngài đi vào trong tình trạng bạo lực của Giêrusalem đúng thời điểm bận rộn nhất của nó, khi cả thành phố đang ồn ào náo nhiệt với những đám đông người hành hương ngày Lễ Vượt Qua cùng với sự hiện diện của chính quyền Rôma. Hồi thứ nhất của trình thuật khổ nạn, cảnh bắt bớ (22,47-53), Luca kết cấu theo cách riêng mình. Trước hết Đức Giêsu nói với Giuđa. Ngài gọi ông bằng tên, dường như là kháng cáo cuối cùng của Ngài. Rồi Ngài nói với các môn đệ đang cố gắng bảo vệ Ngài. Luca bỏ đi tất cả những đề cập đến việc chạy trốn của họ. Đức Giêsu chữa lành tai của tên đầy tớ vị thượng tế. Cuối cùng, Ngài khẳng định mình với các giới chức hiện diện. Tóm lại, như một người phục vụ, Đức Giêsu tiếp tục công việc giảng dạy và chữa lành trong sứ vụ của mình. Mỗi tác giả tin mừng đều thuật lại câu chuyện Đức Giêsu bị bắt. Thật bổ ích khi lắng nghe sứ điệp đặc biệt mà mỗi tác giả thông tri cho chúng ta (Mt 26,47-56; Mc 14,43-52; Ga 18,3-11).
Hồi thứ hai là Đức Giêsu bị xét xử trước các giới chức Do Thái và bị Phêrô chối từ. Luca nói về ba lần chối của Phêrô trước hết. Ngài không bỏ qua chúng nhưng diễn tả trong một ngôn ngữ nhẹ nhàng hơn Marcô và Matthêô. Phêrô không thề thốt trong tin mừng này. Ngay sau khi kết thúc những lời chối từ thì Luca thuật rằng “Chúa quay lại và nhìn Phêrô” (22,61). Luca đặt phiên tòa vào buổi sáng. Ngài kê khai một danh sách rõ ràng những cáo buộc chống lại Đức Giêsu. Trả lời trước hội đồng, Đức Giêsu nói về việc Ngài ngồi bên hữu Thiên Chúa “ngay từ bây giờ”. Điều này tiên báo cho những lời Ngài nói với tên trộm thống hối rằng anh ta sẽ ở trên thiên đàng (23,43).
Hồi ba, Đức Giêsu bị xử trước tòa Philatô. Trong Luca, cũng như trong Gioan, Philatô ba lần tuyên bố Đức Giêsu vô tội (23,4.14.22). Khi đưa Hêrôđê vào câu chuyện, Luca cho thấy Hêrôđê cũng tuyên cùng một bản án. Thậm chí Đức Giêsu còn tiếp tục công việc hòa giải của mình bởi vì từ ngày đó trở đi, Philatô và Hêrôđê trở thành bạn hữu (23,12). Sứ điệp về sự vô tội của Đức Giêsu là một sứ điệp dành cho các kitô hữu của Luca cần phải nắm bắt lấy để đưa vào trong thế giới Hy Lạp đầy ngờ vực của họ.
Hồi thứ tư, Đức Giêsu bị đóng đinh, chết và được táng xác. Từ các tin mừng khác, chúng ta biết đến ông Simon thành Cyrênê, nhưng chỉ Luca mới kể lại rằng ông vác thánh giá “theo sau Đức Giêsu” (23,26). Đức Giêsu tiếp tục sứ mệnh an ủi khi nói với các phụ nữ ở Giêrusalem (23,29). Ngài chấp nhận sự thống hối của tên cướp ăn năn, hứa với anh ta một chỗ trên thiên đàng (23,43). Ngài không chết với tiếng la lớn nhưng với lời tha thứ cho những người hành xử Ngài và lời cầu tin tưởng với Thiên Chúa Cha (23,34.46). Cuối cùng, dân chúng vừa trở về nhà vừa đấm ngực, một dấu hiệu thống hối (23,48). Ông Giuse Arimathea, một người công chính và tốt bụng, đã chôn cất Ngài, và các phụ nữ đã theo Ngài từ Galilê chuẩn bị xức xác Ngài (23,53.56). Luca tìm kiếm những đáp ứng tương tự từ những người nghe trình thuật của ngài từ những lời thiết lập bí tích Thánh Thể cho đến đoạn kết thúc.
Cuối lời giải thích dụ ngôn Người gieo giống, Luca thuật lại Đức Giêsu đã kết thúc dụ ngôn như thế nào, “Hạt rơi vào đất tốt: đó là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả” (8,15). Xin cho đây cũng là kết quả khi chúng ta lắng nghe tiếng nói của Luca trong suốt Mùa Chay này. Xin Ngài đồng hành cùng với chúng ta trong hành trình Mùa Chay này.
CÁC CHÚA NHẬT 1-4 MÙA CHAY, NĂM C
Chúa Nhật I: Chúa Giêsu đơn độc: ‘Những cơn cám dỗ’ (Lc 4,1-13)
Vào Chúa Nhật I Mùa Chay, con người duy nhất ở trong tầm ngắm là chính Đức Giêsu. Ngài ở trong hoang mạc. Chúa Thánh Thần đã đưa Ngài vào đấy. Trước đấy, Ngài đã bước qua dòng nước của phép rửa, như dân Israel cũ đã bước qua dòng Biển Đỏ (Xh 15). Giờ đây, lại cũng giống như dân Israel (Ds 20), Ngài đi vào hoang mạc để chịu thử thách. Nơi đây, ma quỷ tấn công Ngài bằng ba cơn cám dỗ. Ba cơn cám dỗ, tự chúng không phải là xấu, tuy nhiên Đức Giêsu biết rằng nếu mình quy phục chúng thì sứ mệnh của mình sẽ bị phá hủy. Lời sách Thánh, Lời Chúa đã xác định cho sự chọn lựa của Ngài. Nhưng phải cẩn thận về cách chúng ta hiểu sách thánh, bởi vì trong cơn cám dỗ thứ ba, chính ma quỷ đã trích dẫn sách thánh. Như Thánh Phaolô đã lưu ý, Satan có thể đội lốt một thiên thần ánh sáng (2 Cr 11,14). Trình thuật của Luca hầu như giống với Matthêô, với vài sửa đổi nhỏ. Các chuyên viên Kinh Thánh nhận ra nguồn chất liệu ‘Q’ ở đây; nghĩa là họ cho rằng Matthêô và Luca cùng theo một nguồn tài liệu. Trong đoạn này, chúng ta gặp thấy khía cạnh con người của Đức Giêsu. Điều này giúp ta đối phó với những cơn cám dỗ gặp thấy trong cuộc sống chúng ta.
Chúa Nhật II: Đức Giêsu và Ba môn đệ: ‘Biến Hình’ (Lc 9,28-36)
Vào Chúa Nhật II Mùa Chay, ta thấy mình ở trên núi với Đức Giêsu và ba môn đệ của Ngài. Ở đó, y phục Đức Giêsu trở nên sáng chói và Ngài xuất hiện trong vinh quang với ông Môisê và Êlia. Mục đích của thị kiến này là khích lệ các môn đệ, những người lần đầu được nghe chi tiết về khổ hình và cái chết đang chờ đợi Đức Giêsu. Thị kiến này cũng được thuật lại trong Marcô và Matthêô, và trong “truyền thống bộ tam” này, chúng ta đoán rằng bản văn Marcô là bản gốc cho hai tác giả khác. Tuy nhiên, Luca đã có hai sửa đổi thú vị. Luca kể rằng Đức Giêsu lên núi để cầu nguyện: trong Tin Mừng Luca, Đức Giêsu cầu nguyện vào tất cả những bước ngoặc trong cuộc sống mình. Ngài cũng thông tin về cuộc trò chuyện của Môisê và Êlia với Đức Giêsu; họ nói về cuộc “xuất hành” của Đức Giêsu ở Giêrusalem. “Xuất hành” là từ gợi nhớ đến điều đã xảy ra từ nhiều thế kỷ trước, khi dân Israel được tự do, thoát khỏi cảnh áp bức của Ai Cập. Chẳng bao lâu nữa, Đức Giêsu cũng sẽ đem lại sự giải thoát cho Dân Chúa khỏi tội lỗi. Thị kiến này của Đức Giêsu trong vinh quang cũng an ủi các môn đệ thời nay phải kiên trì trong lời cam kết kitô hữu của mình. Tất cả chúng ta phải nghe những lời đến từ trời: “Đây là Con ta. Hãy nghe lời người”.
Chúa Nhật III: Đức Giêsu và Đám đông: “Máu của những người Galilê” (Lc 13,1-9)
Chúa Nhật III Mùa Chay, chúng ta cùng đi với Đức Giêsu trên hành trình tiến lên Giêrusalem. Hành trình này kéo dài 8 chương trong Tin Mừng Luca. Nội dung của nó xem ra chẳng nợ nần gì với Tin Mừng Marcô, nhưng lại chứa những chất liệu giống với Matthêô, và như thế nó được gán cho nguồn “Q”. Nhưng trong Chúa Nhật này và Chúa Nhật tiếp theo, tác phẩm của Luca không có những đoạn song song với những tin mừng khác. Thật sự đây là chất liệu riêng của Luca. Hình ảnh tốt nhất để hiểu Đức Giêsu trên hành trình này là hình ảnh của một ngôn sứ như Isaia hay Hôsê (Lc 24,19): một người kêu gọi dân tội lỗi thống hối (e.g. Is 1,16; Hs 6,1), nài xin họ quay mình lại với tội lỗi và sống phù hợp với Lề Luật Môisê. Vì thế, Đức Giêsu phản ứng với cái chết của những người bị binh lính của Philatô sát hại và với số phận của những người bị chết do ngọn tháp đổ sập, với lời kêu gọi đám đông quanh mình phải thống hối. Thiên Chúa đang hiến dâng cho họ cơ hội được cứu rỗi. Ngài cũng kể dụ ngôn về cây vả. Sự héo tàn của cây vả biểu trưng cho sự thất bại của dân chúng khi không sống được cuộc sống mà Thiên Chúa muốn cho họ sống, chẳng bao lâu nữa nó sẽ bị chặt, nhưng không phải ngay lập tức. Vì lòng thương xót, Thiên Chúa sẽ cho họ có nhiều thời gian hơn. Chúa nhật III này nhắc chúng ta rằng Mùa Chay là thời gian thống hối ăn năn.
Chúa Nhật IV: Đức Giêsu và Những kẻ chỉ trích: ‘Đứa con hoang đàng’ (Lc 15,1-3, 11-32)
Vào Chúa Nhật thứ tư này, Đức Giêsu tiếp tục hành trình Giêrusalem, song lần này Ngài đối thoại với những người chống đối, những lãnh đạo tôn giáo phê bình chỉ trích Ngài vì nhóm bạn bè ở gần Ngài, đặc biệt nơi bàn ăn. Nói chung, Đức Giêsu không trả lời trực tiếp cho những chỉ trích này. Hoặc là Ngài đặt cho họ một câu hỏi ngược lại hoặc là là Ngài kể một dụ ngôn thường có cái kết khiêu khích họ khám phá ra ý nghĩa của nó. “Đứa con hoang đàng” là một dụ ngôn như thế. Nó có ba nhân vật và thách thức chúng ta tìm ra ý nghĩa của từng nhân vật. Đứa em hiển nhiên là người tội lỗi thống hối trở về. Đứa anh có nhiều phẩm chất, nhưng nó không cần biết đến sự trở về của đứa em và không nói chuyện với cha như người cha của mình, chúng ta nghi ngờ rằng tình trạng của anh ta còn tệ hơn đứa em phóng đãng của mình. Người cha trông mong đứa em về, cắt ngang lời hối hận của nó, ban cho nó nhẫn, quần áo và giày dép, thách thức mọi hình ảnh quy ước về Thiên Chúa. Trong Chúa Nhật Mùa Chay này, chúng ta có thể tự hỏi mình giống với đứa con nào và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa có phù hợp với Thiên Chúa mà Đức Giêsu loan báo hay không.
CHÚA NHẬT THƯƠNG KHÓ, NĂM C
Chúa Nhật Thương Khó cung cấp cho chúng ta bài tin mừng dài nhất trong năm. Các kitô hữu sơ thời quen thuộc với những nét chính trong câu chuyện khổ nạn; như những tín hữu Do Thái giáo đương thời của họ đã đọc tường thuật về cuộc Xuất Hành khỏi Ai Cập trong cử hành lễ Vượt Qua mỗi năm, các kitô hữu cũng nhắc nhớ lại một cuộc “xuất hành” khác mà Đức Giêsu đã hoàn tất tại Giêrusalem (Lc 9,31). Nhưng Luca kể câu chuyện theo cách riêng của mình, thêm bớt, bỏ và sửa đổi câu chuyện truyền thống. Chúng ta chọn ra một vài đoạn, bắt đầu với đoạn đầu trong bài đọc ngày Chúa Nhật thương khó (Lễ Lá).
Chuẩn bị cho cuộc khổ nạn (Lc 22,14-46)
Chúng tôi chọn bốn mẫu tin trong 30 câu mà Luca đưa ra cho chúng ta trước khi quay về với chính câu chuyện. Đầu tiên là việc thiết lập Thánh Thể. Trình thuật của Luca đặc biệt ở chỗ Đức Giêsu trao cho các môn đệ hai lần chén rượu. Ngài không nói đến máu giao ước theo như Matthêô (26,28) và Marcô (14,24), nhưng là máu giao ước mới giống như Phaolô (1 Cr 11,25). Giao ước mới này được các ngôn sứ Giêrêmia (31,31) và Êzdêkiel (36,26) hứa hẹn; nó tương phản với giao ước được Môisê cử hành trên núi Sinai (Xh 24,8). Máu Ngài không đổ ra cho “nhiều người” như trong Marcô và Matthêô, nhưng vì “anh em”. Ở đây cũng như ở nơi khác (6,20), Tin Mừng Luca có tính cá nhân nhất trong các tin mừng. Giống như Phaolô, Luca cũng thêm vào lời hướng dẫn của Đức Giêsu, rằng hãy làm việc này mà nhớ đến Ngài (1 Cr 11,25).
Trong lời tựa của tin mừng, Luca có ý định “tuần tự” kể lại các biến cố (1,3). Vì thế, những biến cố quen thuộc trong các tin mừng khác được thấy nằm ở vị trí khác trong Tin Mừng Luca. Cuộc tranh luận của các môn đệ về việc ai là kẻ lớn nhất là một ví dụ: trong Marcô, nó nằm trong cuộc hành trình của Đức Giêsu lên Giêrusalem (Mc 9,34); Luca đưa nó vào trong trình thuật Bữa ăn tối cuối cùng. Đức Giêsu đã có những lời cuối: Ngài ở giữa họ như một người phục vụ (22,27). Trong Tin Mừng Gioan, Ngài làm bổn phận người tôi tớ khi rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,1-20). Những câu nói và hành động như thế của Đức Giêsu nhắc chúng ta rằng những biến cố trên đồi Calvariô được giáo hội sơ thời hiểu như là hiện thực sấm ngôn của Isaia về người tôi tớ (Is 52,13-53,12). Đức Giêsu đi đến cái chết như người tôi trung “mang lấy những tật nguyền và bệnh tật của chúng ta” (Is 53,4; Mt 8,17).
Suốt tin mừng của mình, Luca nhấn mạnh đến sự quan tâm của Đức Giêsu dành cho các môn đệ. Ngài trấn an Phêrô “Đừng sợ” khi gọi ông (5,10). Trước khi chọn nhóm Mười Hai, Ngài cầu nguyện suốt đêm (6,12). Sau phục sinh, Ngài đồng hành cùng với hai môn đệ thất vọng trên đường về Emmaus (24,15). Trước cuộc khổ nạn, cơn khủng hoảng lớn nhất, Ngài đã đặc biệt cầu nguyện cho Simon Phêrô, người môn đệ đầu đàn của mình, dù biết rõ ông sẽ chối mình (22,31). Từ nay Đức Giêsu đã ngồi ở vị trí mình, “bên tay hữu của Thiên Chúa” (22,69), Ngài vẫn là trạng sư của chúng ta (1 Ga 2,1), như Stêphanô đã thị kiến về Đức Giêsu khi bị ném đá đến chết (Cv 7,56).
Một trong những cảnh gây cảm xúc nhất trong các tin mừng là lời cầu nguyện cá nhân của Đức Giêsu trước khi bị bắt. Luca tả cảnh này theo cách riêng mình. Ông gọi tên Núi Cây Dầu thay vì Giếtsêmani. Tất cả các môn đệ theo Đức Giêsu, người nói với họ trước và sau lời cầu của riêng mình bằng những lời “hãy cầu nguyện để các con không sa vào cơn cám dỗ”. Chính Ngài cầu với Thiên Chúa như Cha mình bằng những lời gợi đến lời kinh mà trước đây Ngài đã dạy cho các môn đệ mà chúng ta gọi là Kinh Lạy Cha (11,1-4). Ngài đang làm gương cho họ và cả chúng ta nữa. Các môn đệ bị trách móc vì mê ngủ và Đức Giêsu không đi cầu nguyện lần nữa (như trong Mt 26,36-46; Mc 14,32-42).
Câu chuyện Khổ Nạn (Lc 22,47-23,56)
Câu chuyện này thường được chia làm bốn hồi. Đức Giêsu không còn ở một mình vói các môn đệ. Ngài đi vào trong tình trạng bạo lực của Giêrusalem đúng thời điểm bận rộn nhất của nó, khi cả thành phố đang ồn ào náo nhiệt với những đám đông người hành hương ngày Lễ Vượt Qua cùng với sự hiện diện của chính quyền Rôma. Hồi thứ nhất của trình thuật khổ nạn, cảnh bắt bớ (22,47-53), Luca kết cấu theo cách riêng mình. Trước hết Đức Giêsu nói với Giuđa. Ngài gọi ông bằng tên, dường như là kháng cáo cuối cùng của Ngài. Rồi Ngài nói với các môn đệ đang cố gắng bảo vệ Ngài. Luca bỏ đi tất cả những đề cập đến việc chạy trốn của họ. Đức Giêsu chữa lành tai của tên đầy tớ vị thượng tế. Cuối cùng, Ngài khẳng định mình với các giới chức hiện diện. Tóm lại, như một người phục vụ, Đức Giêsu tiếp tục công việc giảng dạy và chữa lành trong sứ vụ của mình. Mỗi tác giả tin mừng đều thuật lại câu chuyện Đức Giêsu bị bắt. Thật bổ ích khi lắng nghe sứ điệp đặc biệt mà mỗi tác giả thông tri cho chúng ta (Mt 26,47-56; Mc 14,43-52; Ga 18,3-11).
Hồi thứ hai là Đức Giêsu bị xét xử trước các giới chức Do Thái và bị Phêrô chối từ. Luca nói về ba lần chối của Phêrô trước hết. Ngài không bỏ qua chúng nhưng diễn tả trong một ngôn ngữ nhẹ nhàng hơn Marcô và Matthêô. Phêrô không thề thốt trong tin mừng này. Ngay sau khi kết thúc những lời chối từ thì Luca thuật rằng “Chúa quay lại và nhìn Phêrô” (22,61). Luca đặt phiên tòa vào buổi sáng. Ngài kê khai một danh sách rõ ràng những cáo buộc chống lại Đức Giêsu. Trả lời trước hội đồng, Đức Giêsu nói về việc Ngài ngồi bên hữu Thiên Chúa “ngay từ bây giờ”. Điều này tiên báo cho những lời Ngài nói với tên trộm thống hối rằng anh ta sẽ ở trên thiên đàng (23,43).
Hồi ba, Đức Giêsu bị xử trước tòa Philatô. Trong Luca, cũng như trong Gioan, Philatô ba lần tuyên bố Đức Giêsu vô tội (23,4.14.22). Khi đưa Hêrôđê vào câu chuyện, Luca cho thấy Hêrôđê cũng tuyên cùng một bản án. Thậm chí Đức Giêsu còn tiếp tục công việc hòa giải của mình bởi vì từ ngày đó trở đi, Philatô và Hêrôđê trở thành bạn hữu (23,12). Sứ điệp về sự vô tội của Đức Giêsu là một sứ điệp dành cho các kitô hữu của Luca cần phải nắm bắt lấy để đưa vào trong thế giới Hy Lạp đầy ngờ vực của họ.
Hồi thứ tư, Đức Giêsu bị đóng đinh, chết và được táng xác. Từ các tin mừng khác, chúng ta biết đến ông Simon thành Cyrênê, nhưng chỉ Luca mới kể lại rằng ông vác thánh giá “theo sau Đức Giêsu” (23,26). Đức Giêsu tiếp tục sứ mệnh an ủi khi nói với các phụ nữ ở Giêrusalem (23,29). Ngài chấp nhận sự thống hối của tên cướp ăn năn, hứa với anh ta một chỗ trên thiên đàng (23,43). Ngài không chết với tiếng la lớn nhưng với lời tha thứ cho những người hành xử Ngài và lời cầu tin tưởng với Thiên Chúa Cha (23,34.46). Cuối cùng, dân chúng vừa trở về nhà vừa đấm ngực, một dấu hiệu thống hối (23,48). Ông Giuse Arimathea, một người công chính và tốt bụng, đã chôn cất Ngài, và các phụ nữ đã theo Ngài từ Galilê chuẩn bị xức xác Ngài (23,53.56). Luca tìm kiếm những đáp ứng tương tự từ những người nghe trình thuật của ngài từ những lời thiết lập bí tích Thánh Thể cho đến đoạn kết thúc.
Cuối lời giải thích dụ ngôn Người gieo giống, Luca thuật lại Đức Giêsu đã kết thúc dụ ngôn như thế nào, “Hạt rơi vào đất tốt: đó là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả” (8,15). Xin cho đây cũng là kết quả khi chúng ta lắng nghe tiếng nói của Luca trong suốt Mùa Chay này. Xin Ngài đồng hành cùng với chúng ta trong hành trình Mùa Chay này.
Tác giả bài viết: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ
Nguồn : Trang mạng Giáo phận Qui Nhơn : http://gpquinhon.org/q/than-hoc/mua-chay-nam-c-tieng-noi-cua-tin-mung-luca-1685.html