Views: 37
(Giới thiệu tông huấn GAUDETE ET EXSULTATE)
110. Trong khung cảnh to lớn của sự thánh thiện được trình bày nơi các Mối Phúc và đoạn Tin Mùng theo thánh Mátthêu 25,31-46, tôi muốn tập họp lại một vài đặc tính hay thái độ thiêng liêng, mà theo thiển ý của tôi, rất cần thiết nếu ta muốn hiểu lối sống mà Chúa mời gọi chúng ta. Tôi sẽ không dừng lại để giải thích các phương thế thánh hóa mà chúng ta đã biết như các phương pháp cầu nguyện, các Bí tích Thánh Thể và Hòa Giải, nhũng hy sinh cá nhân, các hình thức sùng kính khác nhau, việc linh hướng và nhiều cách thế khác. Ở đây tôi chỉ nói về một vài khía cạnh của lời mời gọi nên thánh mà tôi hy vọng được nhìn nhận có ý nghĩa đặc biệt.
111. Các đặc tính mà tôi muốn nhấn mạnh không phải là tất cả những tính chất của một khuôn mẫu thánh thiện, nhưng chúng là năm cách diễn tả tuyệt vời về tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân mà tôi cho là rất quan trọng trước những nguy hiếm và giới hạn của nền văn hóa ngày nay. Trong nền văn hóa này chúng ta thấy biểu lộ nhiều lo âu, bồn chồn và hung bạo gây phân tán và suy nhược; tiêu cực và buồn thảm; sự lười lĩnh do chủ nghĩa hưởng thụ và ích kỷ; chủ nghĩa cá nhân; và tất cả những hình thức linh đạo thay thế không liên quan gì đến Thiên Chúa, đang tràn ngập thị trường tôn giáo hiện nay.
KIÊN TRÌ, NHẪN NẠI VÀ HIỀN LÀNH
112. Điều đầu tiên trong những tính chất lớn lao này là việc xây dựng nền móng vững chắc nơi Thiên Chúa, Đấng yêu thương và nâng đỡ chúng ta. Nhờ sức mạnh nội tâm này mà chúng ta có thể kiên trì chịu đựng giữa những nghịch cảnh, thăng trầm của cuộc sống, và cả những thù hận, phản bội, hay lỗi phạm nơi người khác. “Nếu Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta” (Rm 8,31). Đây là nguồn bình an ta thấy nơi thái độ sống của các thánh. Trong một thế giới hối hả, dễ đổi thay và hung hăng, nhờ sức mạnh nội tâm vững chắc như thế chúng ta có thể làm chứng cho sự thánh thiện nhờ kiên nhẫn và bền tâm làm việc thiện. Đó là sự trung tín bởi tình yêu, vì ai đặt tin tưởng nơi Chúa (pistis) thì có thể trung thành với anh em (pistós), người ấy không bỏ rơi anh em mình lúc hoạn nạn, không để họ đắm chìm trong lo âu phiền muộn, và vẫn đồng hành với anh em dù điều đó không mang lại được một thỏa mãn tức thời.
113. Thánh Phaolô kêu gọi các tín hữu Rôma đừng lấy ác báo ác (x. Rm 12,17), đừng tự mình báo oán (x. c. 19), và đừng để sự ác thắng được mình, nhưng hãy “lấy sự thiện mà thắng sự ác” (x. c. 21). Thái độ này không phải là dấu hiệu của sự yếu hèn nhưng là sức mạnh đích thực, vì chính Thiên Chúa “chậm giận nhưng sức mạnh của Người thật phi thường” (Nlc 1,3). Lời Chúa cảnh tỉnh chúng ta “đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thóa mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác” (Ep 4,31).
114. Chúng ta cần chiến đấu và tỉnh táo trước các khuynh hướng hung hăng và vị kỷ của mình, không để chúng bắt rễ. “Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4,26). Khi ở trong những tình cảnh cảm thấy quá sức chịu đựng, chúng ta luôn có thể bám lấy cái neo cầu nguyện, và ta sẽ được đưa trở lại trong vòng tay Thiên Chúa, gần suối nguồn bình an. “Anh em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng trí anh em” (Pỉ 4,6-7).
115 . Kitô hữu cũng có thể bị cuốn hút vào các mạng lưới ngôn ngữ bạo lực qua mạng internet và các diễn đàn khác nhau của truyền thông kỹ thuật số. Ngay cả trong truyền thông Công giáo, người ta cũng có thế vượt quá giới hạn, đâu đó vẫn chứa chấp những lời lẽ phỉ báng và vu khống, và có vẻ như mọi chuẩn mực đạo đức và sự tôn trọng thanh danh người khác bị bỏ quên. Như vậy là có một sự phân cực nguy hiếm, bởi lẽ trên những trang mạng này xuất hiện những điều vốn không thể được chấp nhận trong cuộc sống công khai, và để tìm cách bù trừ cho những bất mãn riêng tư mà người ta trút thù hận lên kẻ khác. Điều đáng ngạc nhiên là đôi khi vì lo giữ những điều răn khác, người ta lại bỏ qua hoàn toàn điều răn thứ tám: “chớ làm chứng dối”, và họ làm mất thanh danh người khác cách không thương tiếc. Ở đây, ta thấy miệng lưõi không kiểm soát là “thế giới của sự ác” và nó “đốt cháy toàn thể đời sống chúng ta, châm ngòi bằng chính ngọn lửa hỏa ngục” (x. Gc 3,6).
116. Sức mạnh nội tâm, vốn là công trình của ân sủng, sẽ giữ chúng ta không để bị cuốn đi bởi bạo lực đang tràn lan trong đời sống xã hội hiện nay, vì ân sủng dập tắt thói kiêu căng và làm con tim trở nên dịu hiền. Các thánh không phí sức phàn nàn về lỗi lầm của kẻ khác, họ có thế kềm giữ miệng lưỡi trước lỗi phạm của anh em, và tránh được ngôn ngữ bạo lực làm hạ giá và ngược đãi kẻ khác, vì các ngài coi mình không đáng phải cư xử thô bạo với kẻ khác, nhưng xem người khác hon mình (x. Pl 2,3).
117. Thật không tốt khi chúng ta đứng trên cao mà nhìn xuống xét đoán anh em mình như những quan tòa hà khắc, coi họ thấp kém hơn mình và luôn tìm cách dạy bảo họ. Đây là một hình thức tinh vi của bạo lực.95 Thánh Gioan Thánh Giá đề ra một con đường khác: “Bạn hãy luôn muốn được mọi người dạy bảo mình, hơn là ham dạy bảo dù là người hèn kém nhất”.96 Và ngài còn khuyên thêm để tránh xa ma quỷ: “Hãy vui mừng trước sự tốt đẹp của người khác như thế của bạn, và mong muốn chân thành người khác được ưu tiên hơn bạn trong mọi sự. Như thế, bạn sẽ thắng được sự ác bằng sự thiện, xua đuối được ma quỷ, và bạn sẽ có được niềm vui trong tâm hồn. Hãy cố gắng thực hành điều này đặc biệt với những người bạn cảm thấy khó thương nhất. Hãy biết rằng nếu bạn không rèn luyện theo cách này, bạn sẽ không đạt được đức ái thực sự hay đạt được bất cứ sự tiến bộ nào về nhân đức này”.97
118. Sự khiêm nhường chỉ có thể bén rễ trong tâm hồn ngang qua những sự hạ mình. Không có sự tự hạ sẽ không có khiêm nhường và thánh thiện. Nếu bạn không thể chịu đựng sỉ nhục và chịu hạ mình một chút nào đó, thì bạn không khiêm nhường và không ở trên nẻo đường thánh thiện. Sự thánh thiện mà Thiên Chúa ban cho Hội Thánh đến từ sự tự hạ của Chúa Con. Ngài là con đường. Sự tự hạ làm cho bạn nên giống Chúa Giêsu, đó là phần thiết yếu của việc bắt chước Chúa Kitô: “Đức Kitô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người” (1 Pr 2,21). về phần mình, Người cho thấy sự khiêm hạ của Chúa Cha, Đấng tự hạ để đồng hành cùng dân Ngài, chịu đựng những sự bất trung và phàn nàn kêu ca của họ (x. Xh 34,6-9; Kn 11,23-12,2; Lc 6,36). Vì lý do này mà các Tông đồ, sau khi chịu sỉ nhục, “lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giêsu” (Cv 5,41).
119. Ở đây tôi không chỉ nói về những hoàn cảnh tàn bạo của việc tử đạo, nhưng còn về những sự hạ mình hằng ngày của những người âm thầm chịu đựng để cứu vãn gia đình mình, hoặc những con người không thích khoe khoang mình, thích khen ngợi người khác hơn là ca tụng mình, thích chọn những việc thấp hèn, và ngay cả đôi khi sẵn lòng chịu sự bất công để dâng hy sinh lên Chúa. “Nếu làm việc lành và phải khổ mà anh em vẫn kiên tâm chịu đựng, thì đó là ơn Chúa ban” (1 Pr 2,20). Điều này không có nghĩa là ta bước đi với đôi mắt cứ nhìn xuống, không hề mở miệng và tránh né mọi người. Đôi khi, chính vì tự do đối với tính ích kỷ, mà người ta dám bày tỏ sự bất đồng một cách nhẹ nhàng, đòi hỏi công lý hay bảo vệ người yếu trước kẻ mạnh, ngay cả khi việc này có thề làm hại thanh danh của họ.
I20. Tôi không nói việc hạ mình như thế là một điều thích thú, vì nếu thế có thể là bệnh khổ dâm (masochismo), nhưng đây là cách bắt chước Chúa Giêsu và lớn lên trong sự kết họp với Người. Đó là điều mà con người không hiếu được theo lẽ tự nhiên, và thế gian cười nhạo kiểu quan niệm như thế. Nhưng đây là một ân sủng chúng ta cần cầu xin “Lạy Chúa, khi con bị sỉ nhục, xin giúp con cảm thấy rằng con đang bước theo dấu chân của Chúa”.
121. Để sống được điều đó ta cần có một con tim tràn đầy bình an của Đức Kitô, tự do không bị khống chế bởi tính hung hăng ngạo mạn. Chính sự bình an này, vốn là hoa trái của ân sủng, giúp ta duy trì niềm tín thác nội tâm và chịu đựng kiên trì trong việc thiện, “dù đi qua thung lũng âm u” (Tv 23,4) hay “dù cả một đạo quân vây đánh” (7V 27,3). Đứng vững trong Chúa là Đá Tảng, chúng ta có thể hát lên: “Thư thái bình an vừa nằm con đã ngủ, vì chỉ có mình Ngài, lạy Chúa, ban cho con được sống yên hàn” (7v 4,8). Tóm lại, Đức Kitô “là sự bình an của chúng ta” (.Ep 2,14) và Người đã đến “dẫn ta bước vào đường nẻo bình an” (Lc 1,79). Người đã nói với Thánh Faustina Kowalska rằng “nhân loại sẽ không có bình an cho tới khi biết quay về tín thác vào lòng thương xót của Ta”.98 Vì thế, chúng ta đừng để mình rơi vào cám dỗ tìm sự an toàn nơi thành công, nơi những thú vui phù phiếm, nơi của cải, nơi quyền lực trên kẻ khác và địa vị xã hội: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27).
NIỀM VUI VÀ TINH THẦN HÀI HƯỚC
122. Những gì chúng ta đã nói cho tới nay về sự thánh thiện của các thánh không hàm chứa sự rụt rè, buồn thảm, chua chát, u sầu, hay mang bộ mặt thê lương. Các thánh luôn vui vẻ và đầy tmh thần hài hước. Dù rất thực tế, các thánh vẫn chiếu tỏa một tinh thần tích cực và đầy hy vọng. Làm Kitô hữu có nghĩa là “đầy hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17), vì “hoa quả thiết yếu của đức ái là niềm vui. Vì ai yêu thì vui mừng được kết hợp với người mình yêu […], đức ái mang lại niềm vui”.99 Chúng ta đã lãnh nhận món quà tuyệt vời là Lời Chúa, và đã ôm ấp Lời ấy “ngay giữa bao nỗi gian truân với niềm vui do Thánh Thần ban” (1 Tx 1,6). Nếu chúng ta để Chúa lôi kéo chúng ta ra khỏi vỏ ốc và biến đổi mình, chúng ta có thể làm như Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta: “Hãy vui lên trong Thiên Chúa, tôi nhắc lại, hãy vui lên!” (Pl 4,4).
123. Các tiên tri đã loan báo thời đại của Chúa Giêsu, thời mà chúng ta đang sống đây, như một mạc khải của niềm vui. “Hãy reo hò mừng rỡ!” ựs 12,6). “Hỡi kẻ loan tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan tin mừng cho Giêrusalem, hãy cất tiếng lên thật mạnh mẽ! (Is 40,9). “Trời hãy hò reo, đất hãy nhảy múa, núi non hãy bật tiếng hò reo, vì Thiên Chúa ủi an dân Ngài. Ngài đã chọn và chạnh lòng thương những kẻ nghèo khổ của Ngài” (Is 49,13). “Nào thiếu nữ Sion, hãy vui mừng hoan hỉ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Ngài là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng” (Dcr 9,9). Chúng ta cũng không được quên lời khích lệ của Nêhêmia: “Anh em đừng buồn bã, vì niềm vui của Thiên Chúa là thành trì bảo vệ anh em” (8,10).
124. Khi nhận ra sự mới mẻ mà Đức Giêsu mang đến, Đức Maria đã cất tiếng reo vui: “Thần trí tôi hớn hở vui mừng (Lc 1,47) và chính Đức Giêsu “đã hớn hở vui mừng trong Chúa Thánh Thần” (Lc 10,21). Khi Người đi qua, “toàn thể dân chúng vui mừng” (Lc 13,17). Sau khi Chúa phục sinh, bất cứ nơi nào các Tông đồ đặt chân đến, người ta đều “rất vui mừng” (Cv 8,8). Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta “Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. […] Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16,20.22). “Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn” (Ga 15,11).
125. Những lúc khó khăn có thể xảy đến khi thánh giá xuất hiện, nhưng không gì có thể hủy diệt được niềm vui siêu nhiên, một niềm vui vốn có thê “thích ứng và thay đổi, nhưng luôn tồn tại ít nữa như là một tia sáng phát sinh từ niềm xác tín riêng rằng, sau tất cả, ta được thương yêu vô cùng”.100 Niềm vui này là một bảo đảm sâu xa, một niềm cậy trông tràn đầy an bình, đem đến cho ta niềm vui thỏa thiêng liêng mà thế gian không thể hiếu được.
126. Niềm vui Kitô giáo thường đi kèm vói một cảm thức hài hước mà ta có thể thấy rõ, chẳng hạn nơi Thánh Tôma More, Thánh Vinh sơn Phaolô, Thánh Philiphê Nêri. Sự hài hước bệnh hoạn không phải là dấu chỉ của sự thánh thiện. “Hãy đẩy lui sầu não khỏi tâm hồn” (Gv 11,10). Chúng ta lãnh nhận rất nhiều từ Thiên Chúa “để có thể hưởng dùng” (1 Tm 6,17), cho nên đôi khi buồn phiền có thể là dấu hiệu của sự vô ơn. Chúng ta có thể quá bận tâm đến chính mình đến nỗi không thể nhận ra những quà tặng của Thiên Chúa.101
127. Với tình yêu hiền phụ Thiên Chúa mời gọi chúng ta: “Con ơi, hãy làm cho đời con được tốt đẹp… Đừng từ chối không hưởng một ngày vui” (Hc 14,11.14). Ngài muốn chúng ta có thái độ tích cực, biết ơn và không quá phức tạp: “Ngày gặp may mắn, hãy cứ vui hưởng… Con người do Thiên Chúa làm nên, vốn đơn sơ ngay thẳng, nhưng chính họ lại đi tìm đủ chuyện rắc rối quanh co” (Gv 7,14.29). Dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào, ta hãy giữ một tinh thần uyển chuyển và bắt chước Thánh Phaolô: “Tôi đã học biết bằng lòng với những gì mình có” (Pl 4,11). Đó là điều Thánh Phanxicô Assisi đã sống, ngài có thế cảm thấy tràn đầy lòng biết ơn trước một mẩu bánh mì khô, hay vui mừng hát ca tôn vinh Thiên Chúa chỉ vì một làn gió nhẹ làm mát khuôn mặt ngài.
128. Điều tôi đang nói đây không phải là niềm vui theo kinh nghiệm của một số nền văn hóa ngày nay chạy theo chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa tiêu thụ thật ra chỉ làm cho con tim ta ra nặng nề. Nó có thể mang lại những vui thú mau qua lúc này lúc khác, nhưng không phải là niềm vui. Ở đây tôi đang nói về một niềm hoan hỉ được sống trong mối hiệp thông, biết chia sẻ và được chia sẻ, vì “cho thì có phúc hơn là nhận (Cv 20,35) và “ai vui vẻ dâng hiến thì được Thiên Chúa yêu thương” (2 Cr 9,7). Tình yêu huynh đệ làm gia tăng niềm vui nơi chúng ta, vì nó có thể làm cho chúng ta vui mừng về điều tốt lành của người khác: “Hãy vui với người vui” (Rm 12,15). “Chúng tôi vui mừng khi chúng tôi yếu mà anh em lại mạnh” (2 Cr 13,9). Ngược lại, nếu chúng ta “bận tâm trên hết đến nhu cầu của mình, thì chúng ta đã tự kết án mình sống không niềm vui”.102
BẠO DẠN VÀ SAY MÊ
129. Thánh thiện đồng thời cũng là parresia, nghĩa là sự bạo dạn, là một thôi thúc loan báo Tin Mừng và để lại dấu ấn trong thế giới. Để giúp chúng ta làm điều này, chính Chúa Giêsu đến gặp gỡ và nói với chúng ta một lần nữa, một cách trầm tĩnh nhưng mạnh mẽ: “Đừng sợ” (Mc 6,50). “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Những lời nàv thúc giục chúng ta lên đường và phục vụ một cách hết sức bạo dạn, như Chúa Thánh Thần đã khơi lên nơi các Tông đồ, thúc đấy họ loan báo Chúa Giêsu Kitô. Sự bạo dạn, nhiệt tâm, tự do lên tiếng, niềm hăng say tông đồ, tất cả những điều này được bao hàm trong từ parresia. Thánh Kinh cũng dùng từ này để mô tả sự tự do của một đời sống mở ra với Thiên Chúa và với tha nhân (x. Cv 4,29; 9,28; 28,31; 2 Cr 3,12; Ep 3,12; Dt 3,6; 10,19).
130. Chân phước Phaolô VI, khi bàn về những trở ngại đối với việc loan báo Tin Mừng, đã nói về việc thiếu hăng say (parresia) và đây là trở ngại “nghiêm trọng hơn bất cứ điều nào khác vì xuất phát từ bên trong”.103 Đã bao lần chúng ta bị cám dỗ muốn thoải mái giữ thuyền trên bờ! Nhưng Chúa mời gọi chúng ta ra chỗ nước sâu mà thả lưới (x. Lc 5,4). Người mời gọi chúng ta dâng hiến đời mình để phục vụ Người. Bám vào Người, chúng ta được can đảm đem mọi đặc sủng ra phục vụ người khác. Chúng ta có thế cảm thấy được tình yêu Chúa thúc bách (x. 2 Cr 5,14) và nói như Thánh Phaolô: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16).
131. Chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu. Lòng trắc ẩn sâu xa của Người không tập chú vào mình, không làm mình tê liệt, nhút nhát, hay ngượng ngùng như thường xảy ra với chúng ta, nhưng hoàn toàn ngược lại. Lòng trắc ẩn ấy thúc đẩy Người mạnh bạo đi ra loan báo và sai người khác đi thực thi sứ vụ chữa lành và giải thoát. Chúng ta hãy nhìn nhận mình yếu hèn, nhưng hãy để cho Chúa Giêsu nắm lấy và sai chúng ta đi thực thi sứ vụ. Chúng ta yếu hèn, nhưng chúng ta nắm giữ một kho tàng làm cho mình lớn mạnh hơn và làm cho những ai đón nhận kho tàng ấy cũng trở nên tốt hơn và hạnh phúc hơn. Sự bạo dạn và lòng quả cảm tông đồ là phần thiết yếu của sứ mạng.
132. Parresia là dấu ấn của Chúa Thánh Thần, là điều chứng thực cho lời chúng ta loan báo. Đó là bảo chứng hân hoan đưa ta tới vinh quang trong Tin Mùng mà ta loan báo. Đó là niềm tin tưởng không lay chuyển đặt nơi vị Chứng Nhân trung tín, là Đấng bảo đảm cho chúng ta rằng không gì có thể “tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (Rm 8,39).
133. Chúng ta cần sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, kẻo chúng ta bị tê liệt vì sợ hãi và thận trọng thái quá, kẻo chúng ta chỉ quen sống trong phạm vi an toàn. Chúng ta hãy nhớ rằng những không gian đóng kín rồi sẽ trở nên ẩm mốc và dễ gây bệnh. Khi các Tông đồ bị cám dỗ để cho mình bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi và nguy hiểm, các ngài đã họp nhau cầu nguyện để xin ơn parresia: “Giờ đây, lạy Chúa, xin để ý đến những lời ngăm đe của họ, và cho các tôi tớ Ngài đây được nói lời Ngài với tất cả sự mạnh dạn” (Cv 4,29). Và câu trả lời là, họ cầu nguyện xong, thi nơi họ họp nhau rung chuyển; ai nấy đều được tràn đầy Thánh Thần và bắt đầu mạnh dạn nói lời Thiên Chúa” (Cv4,31).
134. Giống như tiên tri Giôna, chúng ta luôn bị một cám dỗ tiềm tàng là trốn tránh và đi tìm một nơi an trú. Nơi trú ẩn an toàn ấy có nhiều tên: chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa duy linh, việc thu mình trong một thế giới nhỏ hẹp, nghiện ngập, sống theo lề thói cứng cỏi, định kiến từ chối những cách tân, chủ nghĩa giáo điều, óc hoài cổ, bi quan, ẩn mình đàng sau luật lệ và quy tắc. Có khi chúng ta cưỡng lại việc rời bỏ một cách thức làm việc quen thuộc và tiện lợi. Tuy nhiên, các thách đố xuất hiện có thể giống như cơn bão, con cá voi ấy, con sâu làm héo cây thầu dầu ấy, hay cơn gió và cái nắng chói chang ấy đã thiêu đốt cái đầu trần của Giôna. Và cũng như trường hợp của Giôna, những thách đố này có thể mang chúng ta trở về với Thiên Chúa trìu mến, Đấng mời gọi chúng ta lên đường trong một hành trình liên tục và luôn mới mẻ.
135. Thiên Chúa luôn luôn mới mẻ. Ngài không ngừng thúc đẩy chúng ta bắt đầu lại và vượt quá những gì quen thuộc để đi đến những vùng ngoại vi và đi đến tận cùng chân trời. Ngài đưa chúng ta tới những nơi nhân loại bị thương tích nhiều nhất, nơi mà con người, ẩn dưới cái vẻ bên ngoài ốn thỏa, vẫn tiếp tục tim kiếm câu trả lời cho câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống. Thiên Chúa không sợ hãi! Ngài không biết sợ! Ngài luôn đi xa hơn mọi kế hoạch của chúng ta và không sợ những vùng ngoại vi. Chính Ngài đã trở nên một vùng ngoại biên (x. Pl 2,6-8; Ga 1,14). Vì thế, nếu chúng ta dám đi tới những vùng ngoại biên, chúng ta sẽ gặp Ngài ở đó. Ngài đã có đó rồi. Chúa Giêsu đã đi trước chúng ta, Người luôn có đó, trong trái tim người anh em chúng ta, trong thân xác bị thương tích của họ, trong cuộc sống gian truân của họ và trong linh hồn tăm tối của họ. Người đã có đó.
136. Quả thực chúng ta cần mở trái tim cho Chúa Giêsu, vì Người đứng ngoài gõ cửa và gọi (x. Kh 3,20). Nhưng đôi khi tôi tự hỏi liệu cũng có thể Chúa Giêsu đã ở trong đó rồi và Người gõ cửa lòng ta để xin chúng ta mở cho Người ra ngoài, thoát khỏi tình trạng vị kỷ hôi thối của chúng ta hay chăng. Trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu “rảo qua các thành phố và làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa” (Lc 8,1). Cả sau khi phục sinh, khi các môn đệ ra đi mọi hướng, “Chúa cùng hoạt động với họ” (x. Mc 16,20). Đó là hệ quả của một sự gặp gỡ đích thực.
137. Thói quen có sức rất hấp dẫn và nó nói với chúng ta rằng: cố gắng thay đổi không có ý nghĩa gì cả, trước hoàn cảnh như thế chúng ta chẳng làm được gì, và sự vật xưa nay vẫn thế, nhưng chúng ta vẫn sống đấy thôi. Do thói quen mà chúng ta không còn đứng lên đương đầu với sự dữ nữa và ta cho phép “mọi sự cứ như vậy”, hay như một số người đã quyết định chúng phải như vậy. Nhung chúng ta hãy để cho Chúa đến đánh thức, lay tỉnh chúng ta khỏi giấc ngủ mê, giải thoát ta khỏi sự ì ạch của mình! Chúng ta hãy xét lại cách thế chúng ta quen làm việc, chúng ta hãy mở mắt và mở tai, và nhất là mở con tim để lòng mình được khuấy động bởi những gì đang diễn ra xung quanh ta cũng như bởi Lời hằng sống và quyền năng của Chúa Phục sinh.
138. Chúng ta được thôi thúc để hành động theo gương của biết bao linh mục, tu sĩ, và giáo dân, nhũng người dấn thân cho việc loan báo Tin Mừng và phục vụ con người với lòng trung thành lớn lao, nhiều khi còn liều mạng sống, và chắc chắn họ phải hy sinh một cuộc sống tiện nghi dễ chịu. Chứng tá của họ nhắc chúng ta rằng Hội Thánh cần, không phải những quan chức bàn giấv cho bằng là, những thừa sai đầy nhiệt huyết, hết lòng chia sẻ đời sống thực. Các Thánh làm ta kinh ngạc và băn khoăn vì cuộc sống của các ngài thúc bách chúng ta từ bỏ cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt và mê ngủ.
139. Ta hãy xin ơn Chúa để đừng do dự khi được Thánh Thần đòi hỏi ta dấn bước. Chúng ta hãy xin ơn được can đảm như các Tông đồ để chia sẻ Tin Mừng với người khác và không biến đời Kitô hữu của mình thành một viện bảo tàng những ký ức. Trong mọi hoàn cảnh, hãy để Chúa Thánh Thần giúp chúng ta chiêm ngắm lịch sử trong viễn tượng Chúa Giêsu Phục sinh. Nhờ đó, Hội Thánh sẽ không đứng im bất dộng, nhưng có thể đi tới, đón nhận những điều ngạc nhiên của Chúa.
TRONG CỘNG ĐOÀN
140. Khi sống cô lập xa cách người khác, thật khó để chúng ta chiến đấu chống lại nhục dục, chống lại các cạm bẫy, các cám dỗ của ma quỷ, và sự ích kỷ của thế gian. Bị tấn công dồn dập bởi quá nhiều lực lôi kéo, nếu chúng ta quá cô độc, ta sẽ dễ mất cảm thức về thực tại và sự trong sáng nội tâm, và dễ đầu hàng.
141. Nên thánh là một hành trình trong cộng đoàn, sống cùng với những người khác. Chúng ta thấy điều này nơi một vài cộng đoàn thánh thiện. Đôi khi Giáo Hội đã tuyên thánh trọn cả cộng đoàn đã sống Tin Mừng một cách anh hùng hay đã dâng hiến cho Thiên Chúa sự sống của tất cả các thành viên. Chẳng hạn, chúng ta có thể nghĩ tới bảy vị sáng lập thánh thiện của Dòng Tôi Tớ Đức Maria, bảy Chân phước nữ tu thuộc đan viện đầu tiên của Dòng Thăm Viếng ở Madrid, Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo ở Nhật Bản, Thánh Andrew Taegon và các bạn tử đạo ở Triều Tiên, hay Thánh Rocco González và Alonso Rodríguez và các bạn tử đạo ở Nam Mỹ. Chúng ta cũng nhớ đến các chứng tá gần đây của các đan sĩ Trappist ở Tibhirine (Algeria), những người đã được chuẩn bị trong tư cách một cộng đoàn tử đạo. Cũng thế, có nhiều cặp vợ chồng thánh thiện, trong đó mỗi người trở thành một phương tiện mà Đức Kitô dùng để thánh hóa người kia. Sống hay làm việc cùng với những người khác chắc chắn là một con đường tăng trưởng thiêng liêng. Thánh Gioan Thánh Giá đã nói với một trong các môn đệ của ngài: “Con sống với những người khác là để được họ uốn nắn và thử thách về đàng nhân đức”.104
142. Cộng đoàn được mời gọi kiến tạo “một không gian đối thần trong đó ta có thể sống kinh nghiệm sự hiện diện huyền nhiệm của Chúa Phục sinh”.105 Việc chia sẻ Lời Chúa và cử hành Thánh Thế với nhau thúc đẩy tình huynh đệ và làm cho chúng ta dần dần trở thành một cộng đoàn thánh thiện và truyền giáo. Điều đó cũng làm nảy sinh những kinh nghiệm thần bí đích thực chia sẻ chung với nhau, như trường hợp của thánh Biển Đức và thánh Scholastica, hay như kinh nghiệm thiêng liêng tuyệt vời được chia sẻ bởi thánh Augustinô và Mẹ ngài là thánh Mônica. “Khi gần tới ngày mẹ con xa lìa cõi đời này, ngày mà Chúa biết rõ, còn chúng con thì không, đã xảy ra một chuyện mà con tin là do Chúa sắp đặt theo đường lối nhiệm mầu của Chúa: lúc đó chỉ có mẹ và con, đúng tựa cửa sổ nhìn ra thửa vườn […]. Chúng con nao nức mở rộng tâm hồn hớp lấy những dòng suối từ suối nguồn của Chúa, cội nguồn sự sống xuất phát từ nơi Chúa […]. Và khi chúng con nói và khát khao về lẽ khôn ngoan ấy, chúng con đã chạm được một phần nào đó với toàn lực của tâm trí mình […] sự sống vĩnh cửu có thể giống một khoảnh khắc huệ trí như thế mà hiện giờ chúng con vẫn khát khao”.106
143. Tuy nhiên, những kinh nghiệm như thế không thường xảy ra, và cũng không phải là điều quan trọng nhất. Đời sống cộng đoàn, dù là trong gia đình, giáo xứ, cộng đoàn tu trì hay bất cứ cộng đoàn nào khác, được hình thành bởi bao điều nhỏ nhặt thường ngày. Đó thực sự là trường họp của cộng đoàn thánh, được họp thành bởi Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse, ở đó phản ánh một cách mẫu mực vẻ đẹp của sự hiệp thông Ba Ngôi Thiên Chúa. Đó cũng là đời sống mà Chúa Giêsu chia sẻ với các môn đệ của Ngài và với dân chúng.
144. Chúng ta đừng quên rằng Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ chú ý đến những chi tiết:
Chi tiết nhỏ về chuyện hết rượu tại một tiệc cưới;
Chi tiết nhỏ về chuyện một con chiên lạc mất;
Chi tiết nhỏ về việc người goá phụ dâng cúng hai đồng xu nhỏ;
Chi tiết nhỏ về việc mang dầu dự trữ cho đèn, phòng trường họp chàng rể đến chậm;
Chi tiết nhỏ về việc hỏi xem các môn đệ có bao nhiêu ổ bánh;
Chi tiết nhỏ về việc nhóm bếp lửa và nướng cá khi Người chờ đợi các môn đệ lúc tinh sương.
145 . Một cộng đoàn biết trân trọng những chi tiết nhỏ của tình yêu,107 nơi đó các thành viên chăm sóc lẫn nhau và tạo ra một môi trường mở và đầy tinh thần Phúc âm, là nơi Chúa Phục Sinh hiện diện, thánh hóa cộng đoàn theo kế hoạch của Chúa Cha. Có đôi khi, nhờ món quà tình yêu của Chúa giữa những chi tiết nho nhỏ này, chúng ta được Thiên Chúa ban cho những kinh nghiệm an ủi. “Một buôi tối mùa đông tôi đang làm việc bổn phận nhỏ bé của tôi như thường lệ […], thình lình, tôi nghe thấv từ xa tiếng đàn du dương. Rồi tôi thấy thoáng hiện một phòng khách sáng trưng, trang hoàng rực rỡ, đầy các quý cô với trang phục quý phái đang trò chuyện và trao cho nhau những lời khen ngợi đủ kiểu và những lời tán tụng thế gian. Rồi tôi quay lại nhìn người chị em đau ốm nghèo nàn mà tôi đang giúp đỡ. Ở đây, thay cho điệu nhạc du dương, thỉnh thoảng tôi chỉ nghe thấy những tiếng than thở của chị ấy […]. Tôi không thể diễn tả được điều đã xảy ra trong tâm hồn tôi, điều tôi biết là Chúa đã soi sáng tâm hồn tôi bằng những tia sáng chân lý vượt quá vẻ huy hoàng mà u ám của những lễ hội trần thế, đến nỗi tôi không thể tin đó là hạnh phúc của mình”.108
146. Trái ngược với chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ vốn có khuynh hướng cô lập chúng ta trong việc tìm kiếm hưởng thụ phúc lợi cho mình tách biệt khỏi người khác, con đường nên thánh của chúng ta chỉ có thể làm cho mình mỗi lúc một gắn bó chặt chẽ hơn với ước muốn của Chúa Giêsu: “Xin cho tất cả được nên một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha” (Ga 17,21).
TRONG CẦU NGUYỆN LIÊN LỈ
147. Cuối cùng, dù có vẻ hiển nhiên, chúng ta nên nhớ rằng sự thánh thiện hệ tại ở việc thường xuyên mở lòng ra với Đấng siêu việt, điều đó được diễn tả trong việc cầu nguyện và thờ phượng. Một vị thánh là người có tinh thần cầu nguyện và khát khao thông giao với Thiên Chúa. Thánh nhân là người không chịu được sự ngột ngạt của thế giới nội tại khép kín chật hẹp này, và giữa những nỗ lực dâng hiến, ngài khao khát Chúa, ngài ra khỏi chính mình trong việc ca tụng và mở rộng biên giới của bản thân qua việc chiêm ngắm Chúa. Tôi không tin vào sự thánh thiện mà không có cầu nguyện, dù đó là việc cầu nguyện không nhất thiết phải dài hoặc gắn vói những cảm xúc mãnh liệt.
148. Thánh Gioan Thánh Giá khuyên chúng ta “cố gắng thường xuyên sống trong sự hiện diện với Thiên Chúa, dù là hiện diện thực, hay tưởng tượng, hoặc kết hiệp, theo mức độ mà công việc của bạn cho phép”.109 Sau cùng, niềm khao khát Thiên Chúa của chúng ta chắc chắn phải được biểu lộ cách nào đó trong cuộc sống hằng ngày: “Hãy chuyên cần cầu nguyện, không bỏ lơi cả khi đang bận bịu với những việc bên ngoài. Dù bạn ăn uống, chuyện trò với người khác hoặc với người đời, hoặc làm bất cứ việc gì, hãy luôn luôn ước ao Thiên Chúa và gắn bó tâm hồn với Ngài”.110
149. Tuy nhiên, để được như vậy, cũng cần có những khoảng thời gian chỉ dành riêng cho Thiên Chúa, một mình với Chúa thôi. Đối với Thánh Têrêsa Avila, cầu nguyện “là một tương giao thân tình bằng hữu, và chuyện trò thường xuyên một mình với Đấng mà chúng ta biết Ngài yêu thương chúng ta”.111 Tôi muốn nhấn mạnh rằng điều này đúng không chỉ cho một số ít người được đặc ân, mà còn cho tất cả chúng ta, vì “tất cả chúng ta đều cần sự thinh lặng này, sự thinh lặng tràn đầy sự hiện diện của Đấng ta tôn thờ”.112 Lời cầu nguyện đầy tin tưởng là sự đáp trả của một con tim mở ra để gặp gỡ Thiên Chúa diện đối diện, trong đó mọi tiếng nói đều lặng thinh đế có thế nghe được tiếng êm ái của Chúa giữa thinh không.
150. Trong sự thinh lặng ấy, dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thề phân định những nẻo đường nên thánh mà Chúa mời gọi mình. Nếu không, bất cứ quyết định nào của chúng ta cũng chỉ là các vật trang sức bề ngoài, thay vì đề cao Tin Mừng trong đời sống chúng ta, chúng lại che lấp hoặc nhấn chìm Tin Mùng. Đối với mỗi môn đệ, điều chính yếu là phải ở với Thầy để lắng nghe Lời Người và luôn học với Người. Nếu chúng ta không lắng nghe, tất cả những lời lẽ của chúng ta sẽ chẳng là gì ngoài những lời ba hoa vô ích.
151. Chúng ta cần nhớ rằng “việc chiêm ngắm dung nhan Chúa Giêsu, Đấng đã chết và sống lại, sẽ phục hồi nhân tính của chúng ta, ngay cả khi nhân tính ấy bị tan tác bởi những vất vả của cuộc đời hoặc bị ghi dấu bởi tội lỗi. Chúng ta không được làm suy giảm quyền năng của dung nhan Đức Kitô”.113 Vì thế, tôi xin hỏi các bạn: Có những giây phút nào bạn thinh lặng đặt mình trước sự hiện diện của Chúa, những lúc bạn thư thái ở với Người, và để Người nhìn ngắm bạn hay không? Bạn có để ngọn lửa của Người cháy lên trong lòng mình không? Nếu không để Người sưởi ấm bạn bằng tình yêu và sự dịu dàng của Người, bạn sẽ không có lửa, và như thế làm sao bạn có thể đốt nóng trái tim người khác bằng chứng tá và lời nói của bạn? Và nếu trước dung nhan của Đức Kitô bạn vẫn cảm thấy không thể được chữa lành và biến đổi, thi hãy bước vào Trái Tim của Chúa, bước vào những vết thương của Người, vì đó là chỗ của Lòng Chúa Xót Thương.114
152. Nhưng tôi xin đừng bao giờ coi sự thinh lặng cầu nguyện là một hình thức trốn tránh và chối bỏ thế giới xung quanh mình. Có một vị khách hành hương người Nga, là người đã không ngừng cầu nguyện, nói rằng việc cầu nguyện không tách mình ra khỏi những thực tại bên ngoài: “Nếu tôi tình cờ gặp ai đó, bất kể là người nào, ai cũng đều tử tế với tôi như thể họ là người thân trong gia đình. […] Tôi không chỉ cảm thấy vui trong tâm hồn, mà cả thế giới bên ngoài đối với tôi dường như cũng tươi đẹp và đáng yêu”.115
153. Lịch sứ cũng không biến mất. Cầu nguyện, chính vì được nuôi dưỡng bằng hồng ân của Thiên Chúa đổ tràn vào đời sống chúng ta, nên nó luôn được ghi dấu bằng sự hồi tưởng. Hồi tưởng về các công trình của Thiên Chúa là cơ sở của kinh nghiệm giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Nếu Thiên Chúa đã muốn đi vào lịch sử, thì việc cầu nguyện được đan dệt bởi các ký ức. Chúng ta nhớ không những về Lời mạc khải, mà còn về cuộc sống của chúng ta, cuộc sống của những người khác, và tất cả những gì Chúa đã làm trong Hội Thánh của Người. Đó là việc nhớ lại với lòng biết ơn mà thánh Inhaxiô Loyola đã đề cập đến trong bài “Chiêm niệm để được Tình yêu”,”6 khi ngài xin chúng ta ý thức về tất cả những phúc lành mà chúng ta đã lãnh nhận từ Chúa. Hãy nghĩ về lịch sử đời mình khi bạn cầu nguyện, ở đó bạn sẽ gặp thấy rất nhiều lòng thương xót. Đồng thời điều này cũng giúp bạn ý thức hơn việc Chúa luôn nghĩ đến bạn và Ngài không bao giờ quên bạn. Vì vậy, thật là ý nghĩa khi xin Ngài soi sáng những chi tiết nhỏ nhất của đời mình, vì Ngài thấy rõ mọi sự.
154. Cầu nguyện khẩn cầu là một diễn tả của một tâm hồn tín thác vào Thiên Chúa và biết rằng tự mình không thể làm gì được. Trong đời sống của Dân trung tín của Thiên Chúa chúng ta thấy có nhiều lời khẩn cầu phát xuất từ lòng yêu mến tràn đầy niềm tin và lòng cậy trông sâu xa. Chúng ta đừng coi thường lời cầu nguyện xin ơn, vốn là lời cầu rất thường làm ta an tâm và giúp ta tiếp tục chiến đấu kiên trì trong hy vọng. Lời cầu nguyện chuyển cầu có giá trị đặc biệt, vì đó là một hành động tín thác vào Thiên Chúa, đồng thời diễn tả tình yêu đối với tha nhân. Có những người, bởi một thiên kiến duy linh nào đó, nghĩ rằng cầu nguyện phải là việc chiêm niệm Thiên Chúa thuần túy, không để bị phân tâm, như thể nghĩ đến tên tuổi và khuôn mặt của anh em cũng là một rầy rà cần phải tránh. Trái lại, thực ra lời cầu nguyện của chúng ta sẽ càng làm vui lòng Chúa và làm ta nên thánh hơn nếu, qua lời cầu nguyện chuyển cầu đó, ta cố gắng thực hành điều răn hai mặt mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta. Chuyển cầu diễn tả mối quan tâm huynh đệ của chúng ta đối vói anh em, vì trong đó, chúng ta có thể ôm lấy cuộc sống, những lo âu bấn loạn của họ và các giấc mơ cao quý nhất của họ. Đối với những người chuyên chăm chuyển cầu cách quảng đại cho người khác, chúng ta có thế áp dụng lời Thánh Kinh sau: “Đây là người yêu mến anh em mình và cầu nguyện nhiều cho dân chúng” (2 Mcb 15,14).
155. Nếu thật sự chúng ta nhìn nhận Thiên Chúa hiện hữu, thì chúng ta không thể không thờ phượng Ngài, có khi với lòng đầy thán phục trong lặng lẽ, hoặc có khi ca tụng Ngài bằng những lời hoan ca. Như thế, chúng ta diễn tả kinh nghiệm của Chân phước Charles de Foucauld, khi ngài nói: “Ngay khi tôi tin có Thiên Chúa, tôi hiểu rằng tôi không thể làm gì khác hơn là sống cho Ngài”.117 Trong đòi sống của Dân Chúa lữ hành, có nhiều cử chỉ thờ phượng đơn sơ thuần khiết, chắng hạn như khi “ánh mắt của người khách hành hương hướng nhìn về một hình ảnh biểu lộ tình thương mến và sự gần gũi của Thiên Chúa. Yêu thương thì biết dừng lại, chiêm ngắm mầu nhiệm ấy, và thưởng thức mầu nhiệm ấy trong thinh lặng”.118
156. Việc đọc Lời Chúa trong tâm tình cầu nguyện, lời “ngọt ngào hơn mật ong” (7V 119,103), nhưng lại là một “thanh gươm hai lưỡi” (Dt 4,12), giúp chúng ta dừng lại và lắng nghe tiếng của Tôn sư, để Lòi Chúa trở nên ngọn đèn soi cho chúng ta bước và là ánh sáng chỉ đường chúng ta đi (x. Tv 119,105). Như các Giám mục Ấn Độ đã nhắc nhở, “Việc tôn kính Lời Chúa không đơn thuần là một trong những việc sùng kính vốn tốt đẹp có thể tuỳ chọn. Việc tôn kính Lời Chúa là trọng tâm và là chính căn tính của đời sống Kitô hữu. Lời Chúa có quyền năng biến đổi đời sống”.119
157. Việc gặp gỡ Chúa Giêsu trong Thánh Kinh dẫn chúng ta đến với Bí tích Thánh Thể, nơi mà Lời viết ra đạt được hiệu quả cao nhất, vì ở đó có sự hiện diện thực của Đấng là Lời Hằng sống. Trong Thánh Thể, Đấng Tuyệt Đối duy nhất chân thật nhận được sự thờ phượng tuyệt hảo nhất mà thể giới có thể dâng ỉên Ngài, vì chính Đức Kitô được hiến dâng. Khi chúng ta đón nhận Chúa Kitô qua việc Rước Lễ, chúng ta làm mới lại giao ước với Ngài và để cho Ngài thực hiện việc biến đổi đời sống chúng ta trọn vẹn hơn nữa.