Học hỏi tông huấn, Khảo luận tổng hợp, Tài liệu tu đức

MỘT LẦN NỮA CON LẠI ĐẾN ĐÂY

“Bây giờ là lúc để nói với Chúa Giêsu: “Chúa ơi, con đã để mình bị lừa; con đã trốn tránh tình yêu của Chúa bằng muôn ngàn cách, nhưng một lần nữa con lại đến đây, để canh tân giao ước của con với Chúa. Con cần Chúa. Xin cứu con một lần nữa, Lạy Chúa, xin đưa con vào lại vòng tay cứu độ của Chúa một lần nữa”.

Học hỏi tông huấn, Khảo luận tổng hợp, Tài liệu Huấn Giáo

NÊN THÁNH ĐỐI VỚI THIẾU NHI VÀ GIÁO LÝ VIÊN

Giáo Hội tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu, luôn quan tâm đến Thiếu nhi và Giới trẻ, vì các em là tương lai của Giáo Hội và của xã hội. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, đó là khẩu hiệu chúng ta thường thấy, như một khẳng định: muốn thế giới tương lai tốt, thì phải chăm lo giáo dục Thiếu nhi từ bây giờ.

Giáo luận, Học hỏi tông huấn, Khảo luận tổng hợp

CÁC ĐỀ TÀI CỦA TÔNG HUẤN “LAUDATO SI”

Theo Đức Thánh Cha, nếu chúng ta muốn chống lại nghèo đói và bảo vệ môi trường cùng một lúc, chúng ta phải thiết lập tương quan giữa môi trường, sự nghèo đói và thế hệ tương lai. “Đặt mối quan hệ và lưu lại” là cốt lõi của một hệ sinh thái toàn thể, như là nguyên tắc hướng dẫn trung tâm của Tông Huấn.

Học hỏi tông huấn, Khảo luận tổng hợp, Tài liệu Huấn Giáo

MỤC VỤ GIỚI TRẺ THEO TÔNG HUẤN CHÚA KITÔ ĐANG SỐNG

Mục vụ Giới Trẻ theo Tông huấn Chúa Kitô đang sống khai lối một hướng mục vụ có tính cách mở. Tính cách mở được thấy đầu tiên chính là mở rộng cho mọi người trẻ. Đối tượng của Mục Vụ Giới Trẻ không còn giới hạn chỉ ở nơi những người trẻ Công giáo, mà còn mở ra cho những người trẻ không Công giáo và cả không tôn giáo.

Giáo Hội Việt Nam, Giáo luận, Học hỏi tông huấn

MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG: MỘT ĐỊA CHỈ MỚI CHO SỨ VỤ PHÚC ÂM HOÁ

Thế nhưng, khi hưởng ứng tinh thần Laudato Si’ chúng ta không chỉ dừng lại ở nỗ lực củng cố và bảo vệ môi trường thiên nhiên mà thôi nhưng còn được mời gọi đi sâu vào “nguồn gốc nhân bản của cuộc khủng hoảng sinh thái” (Ls, số 101) vì “con người cũng là những thụ tạo của thế giới này, vui hưởng quyền được sống và hạnh phúc, được ban tặng một phẩm giá độc nhất” (Ls, số 43). Với tâm tư đó, Đức giáo hoàng cũng thẳng thắn chỉ ra những tác nhân của suy thoái sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, trong đó có môi trường lao động vốn ảnh hưởng bởi mô hình kinh tế “kỹ trị”.

Giáo Hội hoàn vũ, Giáo luận, Học hỏi tông huấn, Văn kiện ĐGH

NHỮNG “GIẤC MƠ ĐẸP” CHO AMAZON

Về tâm điểm của sứ điệp trong Tông Huấn, Đức Hồng Y cho hay: “Tựa đề của Tông Huấn là Querida Amazonia, Amazon Thân Yêu, và tâm điểm của nó là tình yêu của Đức Giáo Hoàng dành cho Amazon và các hậu quả của tình yêu đó: sự đảo ngược cách suy nghĩ thông thường về mối tương quan giữa giàu và nghèo, giữa phát triển và quyền giá hộ, giữa việc bảo vệ gốc rễ văn hóa và việc cởi mở đối với người khác. Đức Giáo Hoàng mô tả cho chúng ta ‘các cộng hưởng’ mà diễn trình đồng nghị vốn gợi ra nơi ngài. Ngài làm như vậy dưới hình thức bốn ‘giấc mơ vĩ đại’.

Học hỏi tông huấn, Khảo luận tổng hợp, Văn kiện ĐGH

MUỐN ĐI XA PHẢI ĐI CÙNG NHAU

“Mục vụ giới trẻ phải “mang tính hiệp hành” (synodale), nghĩa là có khả năng liên kết trong một “hành trình chung”, điều đó bao hàm “sự quý trọng các đặc sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho mỗi thành viên trong Giáo Hội theo ơn gọi và vai trò của mình, đồng thời sẽ thúc đẩy mọi thành viên tham gia gánh vác trách nhiệm…” (số 206).

Chia sẻ Lời Chúa, Giáo luận, Học hỏi tông huấn

TUỔI TRẺ ƠI ! ĐỪNG ĐỂ BỊ KHINH THƯỜNG

Hãy mạo hiểm, ngay cả khi các con thất bại. Đừng sống sót với tâm hồn tê mê và đừng nhìn thế giới như thể các con là du khách. Hãy gây tiếng ồn ào! Hãy xua tan những nỗi lo sợ làm tê liệt các con, để các con không trở thành những xác ướp trẻ. Hãy sống! Hãy cho mình những gì tốt nhất trong cuộc sống! Hãy mở cửa lồng và hãy bay đi! Làm ơn đừng về hưu non.” (ĐKHS số 143)

Giáo Hội hoàn vũ, Học hỏi tông huấn

GIỚI TRẺ VÀ MẸ HỘI THÁNH

Tông Huấn Christus Vivit – Đức Kitô hằng sống, hậu Thượng HĐGM về người trẻ đã được công bố hồi cuối tháng 3 vừa qua. Chúng tôi xin gởi đến quý vị cuộc phỏng vấn với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, giám mục phụ tá Giáo phận Vinh, và là chủ tịch Uỷ ban Mục vụ giới trẻ thuộc HĐGMVN về tông huấn này.

Học hỏi tông huấn, Lời Mẹ Hội Thánh

NÊN THÁNH : BƯỚC ĐI TRONG SỰ HIỆP NHẤT VỚI THIÊN CHÚA

Mạnh mẽ và khiêm tốn “đứng dậy trở về nhà Cha” chính là thái độ căn bản dành cho tất cả những ai muốn bắt đầu một cuộc sống mới trong ân sủng và thánh thiện. Cùng với sứ điệp của Chúa Nhật IV Mùa Chay, tông huấn “Hãy vui mừng hoan hỉ” của Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa nhắc nhở chúng ta :

Học hỏi tông huấn, Tìm hiểu linh đạo

CUỘC VƯỢT QUA MONG CHỜ (TĨNH TÂM VỚI TÔNG HUẤN “HÃY VUI MỪNG HOAN HỈ” – CHƯƠNG 5)

Ta có thể đọc ra kinh nghiệm ấy cả nơi cuộc chiến đấu riêng trên đường tâm linh, nơi sứ mạng loan Tin mừng và cả nơi toàn cảnh của lịch sử ơn cứu rỗi. Học theo kinh nghiệm ấy, ta kiên trì hưởng ứng sự đào tạo không mệt mỏi của Thiên Chúa không những bằng lòng yêu mến mà còn bằng cả đức tin. Như ông Abraham, ta ra đi nhưng còn phải đợi đến cuối cuộc hành trình mới biết mình đã được Thiên Chúa dẫn đi đâu (x. Hr 11,8).

Học hỏi tông huấn, Tìm hiểu linh đạo

YÊU MẾN GIỮA ĐỜI THƯỜNG (TĨNH TÂM THEO TÔNG HUẤN “HÃY VUI MỪNG HOAN HỈ” – CHƯƠNG 4)

Thiên Chúa yêu thương mời gọi và ban đủ ơn để mỗi người đều có thể nên thánh và Thiên Chúa muốn cho mọi người đều được nên thánh, cho nên Ngài đặt việc nên thánh vào tầm tay của mọi người. Ngài tạo điều kiện để ai cũng có thể nên thánh nhờ những việc rất bé nhỏ giữa đời thường. Những ai xem nhẹ những điều nhỏ, sẽ rơi vào ảo tưởng và bắt hụt sự thánh thiện.

Học hỏi tông huấn, Tìm hiểu linh đạo

ĐỂ CHO CHÚA DẪN DẮT (Tĩnh tâm theo tông huấn “Hãy vui mừng hoan hỉ” – chương 3)

Người môn đệ Chúa phải chọn giữa hai bên: một bên là đường rộng của thế gian, một bên là đường hẹp của Chúa: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy” (Mt 7,13-14) .

Học hỏi tông huấn

THẬT LÒNG VỀ VỚI CHÚA (TĨNH TÂM THEO TÔNG HUẤN “HÃY VUI MỪNG HOAN HỈ”- CHƯƠNG 2)

Khi cậy dựa vào sức riêng và những phương thế nhân loại, người ta gạt bỏ Thiên Chúa, chỉ tin vào bản thân và trần thế (Thái độ Pêlagiô). Cả hai thái độ ấy nói chung đều là sự tập trung vào mình, dẹp bỏ công cuộc Thiên Chúa để theo đuổi chương trình vả công cuộc riêng. Đã thật lòng về với Cha, ta cần xóa mình đi vì vinh danh Cha và vì hạnh phúc của anh chị em.

Học hỏi tông huấn, Tìm hiểu linh đạo

MỘT KHAO KHÁT MÃNH LIỆT (TĨNH TÂM THEO TÔNG HUẤN “HÃY VUI MỪNG HOAN HỈ)

Không ai biết những diễn tiến tâm hồn của bạn. Chỉ có Chúa và bạn biết với nhau. Satan có thể đoán biết được đôi phần và người hướng dẫn cũng có thể được Chúa soi sáng cho biết đôi phần nhưng không ai mở được cõi lòng thay cho bạn. Tuần tĩnh tâm góp phần quan trọng cho số phận đời đời của bạn, do đó bạn cần tỉnh táo rút kinh nghiệm và làm việc nghiêm túc hơn.

Gương chứng tá, Học hỏi tông huấn

NÊN THÁNH TRONG NHỮNG ĐIỀU BÌNH THƯỜNG

Cuộc sống của bà được cống hiến cho các sinh viên hóa học của bà, cống hiến cho các linh hồn và đặc biệt cho người mẹ của bà, người chỉ qua đời sau bà nửa tiếng đồng hồ. Bà đã tận hiến cho Chúa và tha nhân dù cho bà bị bịnh tim nặng khiến cho bà trở nên chậm chạp hơn vào cuối đời.”

Học hỏi tông huấn, Lời Mẹ Hội Thánh

NÊN THÁNH : LẤP ĐẦY GIÂY PHÚT HIỆN TẠI BẰNG TÌNH YÊU

Chúa Nhật thứ 3 Thường niên hướng cộng đoàn về bàn tiệc Lời Chúa mà Đức Kitô chính là Người đang ban phát hôm nay, như Ngài đã làm nơi hội đường Nadarét ngày xưa. Vì thế, điều cốt yếu mà Thiên Chúa đòi hỏi và cũng là con đường nên thánh đích thực chính là tin nhận sự hiện diện của Đức Kitô và thực thi Lời của Ngài trong chính giây phút hiện tại…

Học hỏi tông huấn

HAI KẺ THÙ TINH VI CỦA SỰ THÁNH THIỆN

Tông huấn này có 5 chương với chương mở đầu là lời mời gọi nên thánh dành cho tất cả mọi bậc sống, trong đó Đức Thánh Cha cảnh báo về một vài sự hiểu lầm liên quan đến con đường nên thánh. Ngay sau đó, trong chương hai Đức Thánh Cha đã “chỉ mặt đặt tên” “hai kẻ thù tinh vi của sự thánh thiện” (two subtle enemies of holiness): đó là lạc thuyết ngộ đạo (gnosticismo) và lạc thuyết Pelagiô (pelagianismo) thời hiện đại