BÀI GIÁO HUẤN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY (2019) THEO LỊCH PHỤNG VỤ GIÁO PHẬN QUI NHƠN.
Mạnh mẽ và khiêm tốn “đứng dậy trở về nhà Cha” chính là thái độ căn bản dành cho tất cả những ai muốn bắt đầu một cuộc sống mới trong ân sủng và thánh thiện. Cùng với sứ điệp của Chúa Nhật IV Mùa Chay, tông huấn “Hãy vui mừng hoan hỉ” của Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa nhắc nhở chúng ta :
“…Đế nên hoàn hảo như Thiên Chúa muốn, chúng ta cần phải hiện diện khiêm hạ hước thánh nhan vinh quang của Ngài. Chúng ta cần phải tiến bước trong sự kết họp với Ngài, đồng thời nhận ra mình luôn được Ngài yêu thương. Chúng ta cần loại bỏ nỗi sợ hãi trước sự hiện diện của Ngài, sự hiện diện vốn chỉ mang lại điều thiện hảo cho chúng ta. Thiên Chúa là người Cha đã ban tặng sự sống cho chúng ta và rất mực yêu thương chúng ta. Một khi chúng ta biết chấp nhận Ngài, và không còn cố sống cuộc đời mình mà không cần đến Ngài, thì nỗi phiền muộn cô đơn sẽ tan biến (x. Tv 139,7). Nếu chúng ta không còn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình, và nếu chúng ta sống trong sự hiện diện của Ngài, chúng ta có thể để cho Ngài dò xét con tim chúng ta, đế Ngài biết liệu nó có đi trên đường ngay nẻo chính hay không…” (x. Tv 139,23-24).(GE 51)
PS : XEM THÊM CÁC BÀI GIÁO HUẤN TRƯỚC (10-17)
BÀI SỐ 10 (Chúa Nhật IV TN – 03/02/2019)
NÊN THÁNH : DÁM YÊU NHƯ ĐỨC KITÔ
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay muốn khẳng định một lần nữa rằng : làm Ngôn sứ đó chính là loan báo tình yêu ; và chỉ có Tình Yêu mới là “tiếng nói cuối cùng” cho dù phải trả giá với đau thương và nước mắt, nhưng lại là con đường ngắn nhất để trở nên thánh thiện, như Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng quyết trong tông huấn “Hãy vui mừng hoan hỉ” :
“Như thế, nhờ được ân sủng Thiên Chúa hướng dẫn, bằng nhiều cử chỉ nhỏ bé, chúng ta xây dựng nên sự thánh thiện mà Thiên Chúa đã muốn cho mình, không phải tự sức mình, nhưng, như “những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa” (1Pr 4,10). Các giám mục Tân Tây Lan có lý khi dạy rằng : chúng ta có khả năng yêu thương bằng tình yêu vô điều kiện của Chúa, bởi vì Chúa Phục sinh đã chia sẻ sự sống mạnh mẽ của Người cho sự sống mỏng dòn của chúng ta: “Tình yêu của Người vô giới hạn và, một khi đã trao ban, thì không bao giờ Người lấy lại. Đó là tình yêu không điều kiện và luôn trung tín. Để yêu như thế thật không dễ dàng vì chúng ta thường quá yếu đuối. Tuy nhiên, chính việc cố gắng yêu thương như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta chứng tỏ rằng, Người đang chia sẻ sự sống phục sinh của Người cho chúng ta. Bằng cách nầy, đời sống chúng ta biểu lộ quyền năng hoạt động của Người – ngay giữa sự yếu đuối của con người”. (GE 18)
BÀI SỐ 11 (Chúa Nhật V TN – 10/02/2019)
NÊN THÁNH VÀ SỨ VỤ TRONG ĐỨC KITÔ
Sứ điệp phụng vụ của Chúa nhật hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm và sống sứ vụ Tông Đồ qua hai chứng nhân tiêu biểu mà Lời Chúa giới thiệu : Phêrô và Phaolô. Đây cũng chính là một nội dung đã được Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong tông huấn “Hãy vui mừng hoan hỉ” : Ơn gọi nên thánh của Dân Chúa luôn gắn liền với “Sứ Vụ”.
“Một Kitô hữu không thể nghĩ đến sứ mạng của mình nơi trần thế mà không nhận ra sứ mạng ấy như một con đường nên thánh, vì “ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh” (1 Tx 4,3). Mỗi vị thánh là một sứ mạng được Chúa Cha hoạch định để phản chiếu và thể hiện cụ thế một khía cạnh nào đó của Tin Mừng, ở một thời điếm nào đó của lịch sử.” (GE 19)
BÀI SỐ 12 (Chúa Nhật VI TN – 17/02/2019)
NÊN THÁNH VÀ CON ĐƯỜNG CÁC MỐI PHÚC THẬT
“Các Mối Phúc Thật” chính là sứ điệp Tin Mừng được công bố hôm nay và cũng là những nẻo đường căn bản dẫn lối đưa đường thánh thiện cho Dân Chúa muôn nơi muôn thuở, như chính Đức Thánh Cha Phanxicô tái xác nhận trong tông huấn “Hãy vui mừng hoan hỉ” :
“Có thể có nhiều lý thuyết về điều gì làm nên sự thánh thiện, với nhiều cách giải thích và phân biệt khác nhau. Suy tư như vậy có thể hữu ích, nhưng không gì giúp soi sáng hơn là quay về với những lời của Chúa Giêsu và nhìn xem cách Người giảng dạy chân lý. Đức Giêsu giải thích một cách rất giản dị nên thánh có nghĩa là gì khi Người ban cho chúng ta các Mối Phúc (x. Mt 5,3-12; Lc 6,20-23). Các Mối Phúc tựa như thẻ căn cước của người Kitô hữu. Vì vậy, nếu ai hỏi: “Ta phải làm gì để trở nên một Kitô hữu tốt?” thì câu trả lời rất đơn giản. Chúng ta phải làm, mỗi người theo cách riêng của mình, điều Chúa Giêsu nói với chúng ta trong Bài Giảng về các Mối Phúc. Trong các Mối Phúc, chúng ta tìm thấy một chân dung của vị Tôn Sư, và chúng ta được mời gọi phản chiểu chân dung ấy trong cuộc sống hằng ngày của mình.” (GE 63)
BÀI SỐ 13 (Chúa Nhật VII TN – 24/02/2019)
NÊN THÁNH : CHẤP NHẬN LỘI NGƯỢC DÒNG
Lời Chúa hôm nay tiếp tục khai triển các giáo huấn của Chúa Giêsu về con đường “Các Mối Phúc”, một sự “lựa chọn đầy thách thức và khó khăn” mà như lời cắt nghĩa của ĐTC Phanxicô trong Tông huấn “Hãy vui mừng hoan hỉ”, chính là “Lội ngược dòng” :
“Mặc dù những lời của Chúa Giêsu có thể nghe thi vị, nhưng chúng rõ ràng đi ngược nhũng gì người ta thường làm trong xã hội. Cho dù chúng ta thấy sứ điệp của Chúa Giêsu hấp dẫn, thế giới vẫn đẩy chúng ta hướng tới một lối sống khác. Các Mối Phúc không hề dễ dãi hay hời hợt, mà hoàn toàn ngược lại, chúng ta chỉ có thể thực hành các Mối Phúc nếu Chúa Thánh Thần đổ đầy sức mạnh của Ngài trên chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi sự yểu đuối, ích kỷ, tự mãn và kiêu căng của mình.
Một lần nữa, chúng ta hãy lắng nghe Chúa Giêsu với tất cả lòng yêu thưcmg và kính trọng mà vị Tôn sư đáng nhận được. Chúng ta hãy đế cho những lời của Người khuấy động, thúc bách và đòi hỏi chúng ta phải thật sự thay đổi cách sống của mình. Bằng không, sự thánh thiện vẫn chẳng khác gì một từ ngữ trống rồng…” (GE 65-66)
BÀI SỐ 14 (Chúa Nhật VIII TN – 03/03/2019)
NÊN THÁNH : ĐỂ CHÚA THÁNH THẦN ĐỔI MỚI BẢN THÂN
Để bước đi trên con đường nên thánh, người Kitô hữu luôn phải trang bị cho mình “đôi mắt sáng của Thánh Thần Chúa (chứ không phải “cái tôi mù quáng”), phải biết tự khiêm nhìn nhận yếu đuối của mình (chứ không phải “cái tôi kiêu căng”) và làm chứng về sự thiện từ bên trong (chứ không phải “cái tôi giã hình”).
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt nầy trong Tông huấn “Hãy vui mừng hoan hỉ” :
“Đó là một lời nhắc nhớ quyết liệt đối với tất cả chúng ta. Cả bạn nữa, bạn cũng cần phải nhìn toàn thể cuộc đời mình như một sứ mạng. Hãy cố gắng thực hành như thế bằng cách lắng nghe Thiên Chúa trong cầu nguyện và nhận biết các dấu chỉ mà Ngài ban cho bạn. Hãy luôn xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho biết Đức Giêsu mong đợi gì ở bạn, trong mọi lúc của cuộc sống bạn và trong mọi quyết định bạn phải thực hiện, để phân định vị trí của điều ấy trong sứ mạng bạn đã lãnh nhận. Hãy đế Chúa Thánh Thần luyện đúc bạn nên mầu nhiệm riêng biệt, có thể phản chiếu Đức Giêsu Kitô trong thế giới hôm nay.” (GE 23)
BÀI SỐ 15 (Chúa Nhật I MC – 10/03/2019)
NÊN THÁNH : NỖ LỰC XÂY DỰNG VƯƠNG QUỐC THIÊN CHÚA
Hôm nay, cộng đoàn chúng ta hân hoan cử hành Chúa Nhật thứ I Mùa Chay. Cuộc “hành trình Mùa Chay” của Dân Chúa chính là thời gian thao luyện thiêng liêng, là cuộc chiến đấu nội tâm cần thiết để noi gương Đức Kitô “chọn lựa thuộc về Thiên Chúa”, chọn lựa Lời Chúa làm lẽ sống cho cuộc đời để từng ngày bước đi trong tin yêu phó thác và tôn thờ Thiên Chúa cách trung thành và trọn hảo (TM).
Chọn lựa nầy cũng chính là sứ vụ nỗ lực xây dựng Vương Quốc của Đức Kitô mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi đó là cách thế căn bản để nên thánh :
“Cũng như bạn không thể hiểu Đức Kitô nếu đặt bối cảnh bên ngoài vương quốc Người mang đến, cũng thế, sứ mạng riêng của bạn không thê tách rời khỏi việc xây dựng vương quốc ấy: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Ngài” (Mí 6,33). Việc bạn gắn bó chặt chẽ với Đức Kitô và ý muốn của Người đòi hỏi bạn phải dấn thân cùng Người xây dựng Nước của tình yêu, công lý và hòa bình phổ quát ấy. Chính Đức Kitô muốn thực hiện kinh nghiệm này với bạn, trong mọi nỗ lực và hy sinh gắn liền với việc ấy và cả trong mọi niềm vui và sự phong phú mà nó đem lại. Bạn không thế lớn lên trong sự thánh thiện mà không dấn thân, cả thân xác lẫn linh hồn, cống hiến hết mình cho công cuộc này.” (GE 25).
BÀI SỐ 16 (Chúa Nhật II MC – 17/03/2019)
NÊN THÁNH : BIẾN HÌNH ĐỂ TẤT CẢ THUỘC VỀ THIÊN CHÚA
Sứ điệp Phụng Vụ Chúa Nhật II Mùa Chay gọi mời chúng ta “vươn cao” khỏi kiếp sống tầm thường, cố gắng lột xác, và biến đổi cuộc sống để theo chân Đức Kitô, thực hành các chân lý Phúc Âm. Đây là cuộc “biến hình” cần thiết để có được một không gian thích hợp trong cuộc gặp gỡ và đối thoại với Thiên Chúa, trong việc lắng nghe và thực thi Lời của Con Một Ngài.
Tuy nhiên, “biến hình” không phải là “rút lui khỏi cuộc sống”, là “quay lưng với bổn phận đời thường”, với trách nhiệm đang dấn thân…mà là biến đổi để “tất cả thuộc về và ở trong Thiên Chúa”.
Nội dung nầy chúng ta sẽ tìm thấy cách rõ nét trong Tông huấn “Hãy vui mừng hoan hỉ” với những lời đầy xác tín của Đức Thánh Cha Phanxicô :
“Để nên thánh không cần phải trở thành giám mục, linh mục hay tu sĩ. Chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng sự thánh thiện chỉ dành cho những ai có khả năng rút khỏi những công việc thường ngày để dành nhiều thời gian cho cầu nguyện. Không phải như thế. Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh bằng đời sống yêu thương và làm chứng trong mọi việc mình làm, ở nơi mình sống. Bạn được gọi để sống đời thánh hiến ư? Hãy nên thánh bằng việc vui sống trọn lời cam kết của bạn. Bạn đã kết hôn ư? Hãy nên thánh bằng đời sống yêu thương và chăm sóc cho chồng hoặc vợ mình, như Đức Kitô yêu thương và chăm sóc Hội Thánh. Bạn đang làm việc kiếm sống ư? Hãy nên thánh bằng cách làm việc liêm chính và hết khả năng năng đế phục vụ anh chị em mình. Bạn là cha mẹ hay là ông bà ư? Hãy nên thánh bằng việc kiên trì giáo dục con cháu cách thức bước theo Chúa Giêsu. Bạn đang nắm giữ một địa vị quyền bính ư? Hãy nên thánh bằng cách làm việc phục vụ cho công ích và từ bở tư lợi.” (GE 14)
BÀI SỐ 17 (Chúa Nhật III MC – 24/03/2019)
NÊN THÁNH : ĐỂ ÂN SỦNG CHÚA HOẠT ĐỘNG
SÁM HỐI chính là đòi hỏi căn bản của Mùa Chay mà Lời Chúa trong Chúa Nhật hôm nay đang nhắc nhở. Tiêu đích của lòng sám hối chân thực chính là ý thức thân phận giới hạn, yếu đuối của mình để dám tin vào tình thương và ân sủng của Chúa và đứng lên trở về.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh ý nghĩa này khi đề cập đến hai kẻ thù tinh tế của sự thánh thiện là tự hào với năng lực tri thức và khả năng của ý chí để loại bỏ sự can thiệp của Thiên Chúa :
“Sau cùng, nếu không chân thành và đau đớn nhìn nhận những giới hạn của bản thân trong cầu nguyện, thì điều đó sẽ không cho phép ân sủng hoạt động hữu hiệu trong chúng ta, vì không còn chỗ cho ân sủng làm trổ sinh những thiện hảo tiềm ẩn vốn gắn liền với một tiến trình trưởng thành chân thực…. Quả thật, nếu như không nhìn nhận thực tế cụ thể và giới hạn của mình, chúng ta sẽ không thể nhận ra những bước tiến thực sự mà Thiên Chúa có thế đòi hỏi chúng ta ở mỗi thời điểm, một khi chúng ta được ân sủng của Ngài lôi cuốn và tăng thêm sức mạnh. Ân sủng hành động trong lịch sử; ân sủng thường nắm giữ và dần dần biến đổi chúng ta. Nếu chúng ta từ chối thực tại lịch sử và tiệm tiến này, chúng ta thật ra cũng có thể từ chối và ngăn cản ân sủng, cho dù chúng ta có tán dương ân sủng bằng lời lẽ của mình.” (GE 50)
LỊCH PHỤNG VỤ 2019 GIÁO PHẬN QUI NHƠN
BIÊN SOẠN : LM. GIUSE TRƯƠNG ĐÌNH HIỀN