Chính trong tâm tình đó, chúng ta sẽ nhiệt thành đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa trên mọi nẻo đường đời: “Con hãy đi làm vươn nho cho Cha nhé”… không phải bằng một tiếng “vâng” của đãi bôi môi mép… mà phải là tiếng “xin vâng đầy lòng khiêm hạ khó nghèo và ăn năn sám hối”; tiếng “xin vâng” của “Người CON MỘT” khi cất bước vào đời: “Nầy con xin đến để thực thi Thánh ý Cha…”, tiếng “xin vâng” của người Trinh Nữ Maria ở Nadarét: “Tôi xin vâng như lời thiên sứ truyền cho tôi”; tiếng “xin vâng” được dệt bằng cả một cuộc đời “lắng nghe và thực thi Lời Chúa”, bằng những bước chân can đảm “đứng lên trở về nhà Cha”
Tháng: Tháng Chín 2020
TỪ NGÔI CHÙA ĐẾN ĐAN VIỆN DÒNG KÍN CLARA
Người điên này là Orawan Larpppipitmongkol, bây giờ là sơ Anastasia và sống trong tu viện đa sắc tộc của Capuxinô Clara khó nghèo Garbatella, ở Rôma. Sơ ghi tên học ở phân khoa Linh đạo Phanxicô của Giáo hoàng Học viện Antonianum de la via Merulana ở Rôma. Sau khóa học, sơ sẽ về Thái Lan, nơi nhà Dòng ở đây đang mở rộng vòng tay đón chờ sơ.
DẪU LÀ “NGƯỜI CÔNG NHÂN GIỜ THỨ 11”
“Một đồng thôi”, dẫu có người đến vội,
Lương bổng hồng ân Chúa muốn chia đều.
Muốn hết mọi người ai cũng được yêu,
Dẫu có là “người công nhân đến trễ”
HUYỀN THOẠI “THANH GƯƠM” VÀ “MẸ ĐỨNG”
Vâng, trong khi thế giới đang bị bao phủ bởi bóng tối của sự chết, đồi Canvê xưa hay hôm nay đang như vắng bóng Thiên Chúa, thì vẫn còn đó, “sừng sững dưới chân thập giá” bóng hình của một Đấng được “rợp bóng Thánh Thần” để làm chứng cho tình yêu và sự chiến thắng của ơn cứu độ. Hình ảnh “Mẹ đứng – Stabat Mater” mãi mãi là hình ảnh của mỗi người môn đệ Chúa Giêsu hôm nay.
EM, THẬP GIÁ VÀ CUỘC ĐỜI
Vâng, phải rồi,
Không chỉ mình anh mà cả thế gian vẫn hoài xa lạ,
Đường em đi là cả một chuyện tình.
Tình yêu mà, làm sao tất bật phân minh,
Ai muốn hiểu,
làm ơn, cứ theo Ngài ghé vai mang Thập Giá…!
THÌ RA, CHÚA MẠNH NHẤT CHÍNH LÀ ĐÂY…
Quả thật, chỉ với con đường “mới mẻ của Tin Mừng” nầy, chỉ với một “quy luật luân lý trên nền tảng của Đấng “Rất mực khoan dung”, của Người sẵn sàng nói lời sau hết khi bị kẻ thù đóng đinh trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho chúng…!”… mới mong đẩy lùi nền “văn hoá oán thù”, nền “văn mình sự chết”, như cách cảm nhận của nhà tu đức Michel Quoist: “Hành động duy nhất có thể làm đứt đoạn dây chuyền bạo lực, đó là tha thứ và yêu thương. Ai dám đưa cả má trái mình ra, đó là người mạnh nhất.”.
LINH HỒN TÔI NGỢI KHEN NGÀY NÀY
Thật ra, không chỉ có ngày sinh của Đức Mẹ mới cao quý và đầy giá trị, mà tất cả mọi ngày sinh của mọi người trên trái đất đều là một công trình tuyệt vời, một kỳ công của Thiên Chúa; và cũng luôn gắn liền với một sứ mệnh. Chính qua lời nhắc nhở về “người phụ nữ phải sinh” của ngôn sứ Mikêa hay lời giải thích “Đức Mẹ sẽ sinh Con Chúa” của thiên thần báo cho Giuse, một lần nữa, Lời Chúa gọi mời toàn thể nhân loại “phải tôn trọng sự sống”, phải để cho mọi sinh linh được chào đời, được thấy ánh sáng mặt trời, được thể hiện và đóng góp vào công trình cứu độ của Thiên Chúa.
CÓ BAO NHIÊU MỐI PHÚC THẬT ?
Kể từ khi Đức Kitô chịu chết trên thập giá trước khi phục sinh thì đau khổ và vinh quang, chịu bách hại và hạnh phúc là những thực tại không thể tách rời nhau. Khó nghèo, đói khát và nước mắt, chịu ngược đãi, là những tình trạng ưu tiên để vào Nước Trời. Hạnh phúc thay ai chấp nhận những sự dữ ấy vì Đức Kitô và với Đức Kitô; mặc dù điều đó không đồng nghĩa với thái độ thụ động, buông xuôi khi đối diện với sự dữ.
TẢN MẠN “THUYỀN, BIỂN” VÀ ĐỜI TU
Như chiếc thuyền nan chòng chành trên sóng nước, như biển cả bao la với muôn ngàn con sóng vỗ…, cuộc sống đời tu luôn đối diện với những khó khăn trở ngại, thất bại lo âu, thiếu cảm thông, thiếu cậy trông tin tưởng vào Chúa, và lắm lúc cũng ngả nghiêng theo từng cơn sóng… Chính trong những lúc như thế, người tu sĩ luôn biết nhận ra sự hiện diện của Chúa, và hãy để cho Chúa dẹp yên những giông tố bão bùng trong biển lòng của mình. Có như thế, mỗi ngày chúng ta sẽ bình yên bước đi trên sóng nước bằng chính chiếc thuyền đời của mình với một niềm tin yêu phó thác vào tình yêu thương quan phòng của Chúa.
KHÔNG CÓ TÌNH YÊU CỘNG ĐOÀN CHỈ LÀ “SÓI Ở VỚI NHAU”
Hy vọng từ hôm nay, ở giữa cộng đoàn chúng ta, nếu có những ai đã một lần đi hoang sẽ quay bước trở về hầu Ngôi Nhà Hội Thánh luôn linh đình yến tiệc hoan vui mừng ngày anh em đoàn tụ ; và chắc chắn, nhờ đó, thế giới mỗi ngày sẽ huynh đệ hơn, bao dung hơn… , và Nước Thiên Chúa sẽ mau hiển trị ; vì không lẽ Chúa khoan dung lại khước từ chính lời kinh mà Chúa Con đã dạy: “Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện…”.
ĐỂ CHÚA VUI NHEN EM !
Nhan sắc nè, tài cao nè, ngu gì phí phạm,
“Dầu Cam tùng kia”,
Vẫn có người “đập bể” để “xức chân Thầy”, đừng quên!
Chẳng ngại ngùng
“chỗ nước sâu” và “những chuyến lênh đênh”,
Nhưng cũng đừng quên,
Điều quý nhất vẫn là “bên chân Thầy ngồi xuống” !
NỤ CƯỜI DÂNG HIẾN
Phải chăng đó là nụ cười của những người đã sống hết mình sứ điệp cho đi của bà goá, sứ điệp tự hạ thẳm sâu của Đức Kitô, một Đức Kitô sẵn sàng cuối xuống rửa chân cho anh em. Chúng ta hy vọng rằng, chút nữa đây, trên cung thánh nầy, các nữ tu khấn lần đầu và khấn trọn của chúng ta cũng nở một nụ cười như thế trong sâu thẳm cõi lòng dành cho Chúa Kitô và Hội Thánh.
CHO TÔI MƯỢN NỤ CƯỜI EM NHÉ
Cho tôi mượn nụ cười em nhé,
Người ăn xin chờ mãi bên đường.
Một thoáng nhìn thôi cười rất nhẹ,
Mà sao lòng bỗng nhẹ đau thương !