Chúng ta, những người chạm đến ơn cứu độ của Thiên Chúa mỗi ngày, hãy sống sứ mạng như một món quà vô điều kiện cho người khác tất cả những gì chúng ta là, và chúng ta có. Chúng ta, những người chạm vào “da thịt đau thương và vinh hiển của Đức Kitô trong lịch sử của mỗi ngày”, hãy mở rộng lều của mình, và do đó, chia sẻ “với mọi người một số phận chung của niềm hy vọng, niềm tin chắc rằng Thiên Chúa luôn luôn đồng hành với chúng ta”.
Tác giả: Admin
NHỮNG BƯỚC CHÂN TRUNG TÍN
Là nữ tu Mến Thánh Giá, để sống tốt ba lời khuyên Phúc Âm, để thăng tiến đời sống cộng đoàn, chúng ta cần có “ơn trung tín” để trung thành phụng sự Chúa và đem lại niềm tin, niềm vui và sự bình an cho nhau. Chỉ có niềm tin, tình yêu, và lòng trung tín thật sự mới đem lại ý nghĩa và sự bảo đảm vững bền cho đời sống chung. Một khi chúng ta có lòng trung tín thì dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, sống với bề trên, bề ngang hay bề dưới, mọi mối tương quan đều “mang hương vị của Tin Mừng” (Thông điệp Fratelli Tutti):
WHISKY, THUỐC LÁ, NGÒI BÚT… VÀ CHỨNG NHÂN TỬ ĐẠO: THÁNH BRANDSMA
Nữ y tá, được gọi là “Titia”, đã làm chứng rằng Cha Brandsma đã trao cho cô chuỗi tràng hạt của Cha. Khi cô ấy trả lời rằng cô không thể cầu nguyện và cũng không cần đến nó, thì Cha đã động viên cô hãy đọc thuộc lòng một câu trong phần thứ hai của Kinh Kính Mừng, “Xin hãy cầu cho chúng con là kẻ có tội.”
TẠI SAO GỌI LÀ TUẦN THƯƠNG KHÓ?
Chúa nhật lễ lá, bắt đầu Tuần thánh. Lịch Phụng vụ cũng ghi là Chúa nhật tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Trước đây, mùa thương khó bắt đầu hai tuần trước lễ Chúa Phục sinh, tại sao bây giờ rút còn một tuần?
PHẬT TỬ TRỞ THÀNH NỮ TU
Mặc dù khi ấy bà không biết gì về đạo Công giáo, nhưng bà đã và sẽ không bao giờ quên được kinh nghiệm của ngày hôm ấy! Keiko đã bị choáng ngợp bởi sự thánh thiêng! Sau đó, bà tin chắc rằng nhờ thánh Phanxicô Xaviê, mà bà nhận được hồng ân đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô.
ĐÔI NÉT VỀ THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC LẦN THỨ XVI
Để cùng thực hiện bổn phận của mỗi tín hữu là tham gia vào Thượng Hội đồng, cách đặc biệt ở giai đoạn cử hành tại Giáo hội địa phương, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về Thượng Hội đồng này trong 3 phần: Hình thức của Thượng Hội đồng, Nội dung và diễn tiến của Thượng Hội đồng, Cách thức tham gia vào Thượng Hội đồng.
KHUÔN MẶT THƠ CÔNG GIÁO ĐƯƠNG ĐẠI
Người đọc có thể nghe được tiếng trái tim nhà thơ đau xót trước thực tại những con người thấp cổ bé miệng bị chà đạp, bị hủy diệt. Nhà thơ không thể kềm lòng không lên tiếng trước những nghịch lý, những bất công, những vô luân vô đạo của “thời mạt pháp”. Dù Nước của Chúa không thuộc về thế gian này, nhưng người mục tử của Chúa đang sống giữa thế gian đầy tội ác thì không thể làm ngơ. Dù vậy, Sơn Linh Ca không để mình bị cuốn vào cõi trần tục, mà đặt trái tim mình trong trái tim thương yêu của Chúa. Từ đó nhìn ra “trời mới đất mới” của Kinh thánh.
CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI…
Vào Ngày Thế Giới Truyền Giáo mà chúng ta mừng hằng năm vào ngày Chúa Nhật áp chót của Tháng Mười, chúng ta nhớ lại với lòng biết ơn tất cả những người nam và người nữ mà nhờ chứng tá đời sống của họ, họ giúp chúng ta canh tân cam kết rửa tội của chúng ta để là những tông đồ quảng đại và vui tươi của Tin Mừng. Chúng ta hãy đặc biệt nhớ đến tất cả những người đã kiên quyết ra đi, rời bỏ nhà cửa và gia đình mình, để đem Tin Mừng đến cho mọi nơi và mọi người đang khao khát sứ điệp cứu rỗi.
BA ĐỘNG TỪ CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG: GẶP GỠ, LẮNG NGHE, PHÂN ĐỊNH
Thượng Hội đồng có nghĩa là đi với nhau trên cùng một con đường. Chúng ta hãy nhìn ngắm Đức Giêsu, Ngài gặp gỡ người thanh niên trên đường, lắng nghe ưu tư của anh ta và giúp anh ta phân định xem phải làm gì để được sự sống đời đời. Gặp gỡ, lắng nghe, phân định là ba động từ của Thượng Hội đồng mà tôi muốn dừng lại để suy tư.
CẨM NANG CHO THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ TÍNH HIỆP HÀNH
Cẩm nang này được thiết kế như một cuốn hướng dẫn đi kèm theo Tài liệu chuẩn bị, phục vụ cho hành trình mang tính hiệp hành. Hai tài liệu này bổ sung cho nhau và nên được đọc tiếp nối nhau. Đặc biệt, Cẩm nang đưa ra sự hỗ trợ thực hành cho (các) Nhân sự (hay Nhóm) linh hoạt của Giáo phận, được Giám mục giáo phận chỉ định, nhằm chuẩn bị và tập họp Dân Chúa để họ có thể chia sẻ những kinh nghiệm nơi Giáo hội địa phương của họ. Lời mời gọi mọi tín hữu trên toàn thế giới này là giai đoạn đầu tiên cho Phiên họp toàn thể thường kỳ của THĐGM lần thứ XVI, mà chủ đề là “Cho một Hội Thánh mang tính hiệp hành: hiệp thông, tham dự và sứ vụ”.
GIỌT NƯỚC MẮT ĐỒNG TRINH
Ước gì, trên hành trình dâng hiến, mỗi người chúng ta luôn ý thức được giá trị cao quý của những giọt nước mắt trong sứ mạng của mình. Dẫu rằng, khi lựa chọn đi trên con đường ấy, đôi lúc chúng ta phải rơi lệ; nhưng đừng quên, những dòng lệ của người tu sĩ luôn luôn là giọt lệ của hy sinh, thanh khiết, nguyện cầu, mạnh mẽ và dứt khoát…
SỰ CHẾT, ĐAU KHỔ, SỢ HÃI…: ĐẠI DỊCH COVID-19 DƯỚI NHÃN QUAN KINH THÁNH
Đức Hồng y Betori giải thích: “Tôi cảm thấy rằng, ngày hôm nay cũng có nhiều người tự hỏi, làm thế nào để đặt vào trong mối tương quan giữa những điều đang xảy ra với lòng nhân lành của Thiên Chúa? Và như thế, đại dịch Covid-19 được hiểu như là sự trừng phạt của Thiên Chúa sao? Chúa Giê-su nói rằng những người bị giết chết không có tội hơn những người khác. ‘Nhưng nếu các ông không chịu sám hối – Ngài cảnh báo – thì các ông cũng sẽ bị chết như vậy’. Vì vậy, đây không phải là một hình phạt nhưng đúng hơn là một lời mời gọi sám hối.
TÌNH THƯƠNG VÀ ƠN GỌI (MISERANDO ATQUE ELIGENDO)
Noi gương Thánh Sử rạng ngời,
“Tình thương”, “Ơn gọi”, Tông đồ, chứng nhân.
Cuộc đời “ngọn bút thiên ân”,
Vẽ “tranh mến Chúa”, gieo “vần ái nhân”.
MỘT DANH NHÂN VĂN HOÁ BỊ LÃNG QUÊN – CHA LAURENT EMMANUEL HUỲNH VĂN LÂU
Phần lớn cuộc đời linh mục, cha Laurent làm việc ở vùng Dinh Cát. Lúc đầu cha đặt trụ sở chính tại làng Dương Lệ Văn, nay thuộc xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1725, cha đặt trụ sở tại Bố Liêu, nay thuộc xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cuối năm 1732, cha lâm bệnh, được cha Jean de La Court ban bí tích xức dầu. Ngài được chuyển đến Phủ Cam, Huế để cứu chữa nhưng không qua khỏi. Một đoàn giáo dân đông đúc không kể xiết đưa xác ngài về an táng tại nhà thờ Bố Liêu
NGƯỜI “XOA DỊU CƠN KHÁT CỦA CHÚA”
Với dáng người nhỏ bé, nhưng với một đức tin sắt đá, Mẹ Têrêxa thành Calcutta được giao phó sứ mạng công bố tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với nhân loại, đặc biệt đối với những người bần cùng nhất. “Thiên Chúa vẫn mãi yêu thương thế gian và Người sai chị em chúng ta ra đi để biểu lộ tình yêu và lòng thương cảm của Người đối với người nghèo”. Mẹ có một tâm hồn tràn đầy ánh sáng Chúa Kitô, một tâm hồn bùng cháy tình yêu đối với Ngài và bị thôi thúc bởi một mong ước duy nhất: “xoa dịu cơn khát của Chúa: khát tình yêu và khát các linh hồn”.
CHÚNG TA CÓ BAO GIỜ CHẾT ĐÂU !
Suy nghĩ về sự sống và cái chết, em thấy nó chỉ là tên gọi của hai hình thái sống khác nhau mà thôi. Thực tế thì, chúng ta có bao giờ chết đâu.
CÚI XUỐNG VÀ CHẠM ĐẾN
Hơn ai hết người tu sĩ phải là người sống và thể hiện trọn vẹn ơn gọi hiện diện này. Quả thật, có biết bao linh mục và tu sĩ đã sống ơn gọi này một cách một cách tròn đầy trong sự chia sẻ, lắng nghe, cảm thông và nâng đỡ bằng chính tình yêu và tâm tình của Đức Kitô, như thánh nữ Têrêxa Avila đã nói: “Hôm nay Đức Kitô nhìn người khác bằng mắt chúng ta, yêu người khác bằng trái tim chúng ta, đến với người khác bằng đôi chân chúng ta và phục vụ người khác bằng đôi tay của chúng ta”. Sự hiện diện của các tu sĩ tại những nơi dịch bệnh bùng phát chính là dấu chỉ để mọi người nhận biết Thiên Chúa là Tình Yêu và Chúa Giêsu đã “yêu đến cùng” thế nào.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA NHÂN NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI LẦN THỨ NHẤT
Với tư cách Giám mục Roma và cũng lớn tuổi như anh chị em, tôi muốn gởi đến anh chị em trong Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ nhất cùng những lời này: “Tôi luôn ở cùng anh chị em”. Toàn thể Giáo hội gần gũi với anh chị em – hay đúng hơn, với tất cả chúng ta – và quan tâm đến anh chị em, yêu thương anh chị em và không muốn để anh chị em đơn độc!