Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

HONG LẠI NIỀM TIN TỪ “VẾT SẸO”

Cũng vậy, nếu trên “Thân Mình Hội Thánh” và trong nhân loại hôm nay, còn có biết bao nhiêu phận người mang hình ảnh của “Đức Kitô loang lổ vết sẹo” của đói nghèo, bị áp bức, bệnh tật, tù đày…đang cần được “chạm đến” với bàn tay của “Lòng Thương Xót”, thì cần thiết biết bao, những “tông đồ Tôma” luôn trở về “ở lại với anh em trong mái nhà Hội Thánh và hong lại niềm tin từ vết sẹo của Đấng đã chết và sống lại vì yêu, “vết sẹo của Lòng Thương Xót”.

Chia sẻ Lời Chúa, Lời Mẹ Hội Thánh, Tài liệu Phụng Vụ

CHUYỆN KỂ TỪ NGÀY SABAT ĐÓ !

“Sau ngày Sa-bát” (Mt 28: 1), những người phụ nữ đã đến ngôi mộ. Tin Mừng của Đêm Thánh Vọng Phục sinh bắt đầu với ngày Sa-bát. Đó là ngày trong Tam Nhật Phục sinh mà chúng ta có xu hướng lơ là khi chúng ta háo hức chờ đợi cuộc vuợt qua từ thập giá của ngày Thứ Sáu tiến đến lời tung hô Alleluia của Chúa Nhật Phục Sinh. Tuy nhiên, năm nay, chúng ta đang trải nghiệm, hơn bao giờ hết, sự im lặng thật lớn lao của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Chúng ta có thể tưởng tượng mình ở vị trí của những người phụ nữ vào ngày đó.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

ĐAU KHỔ: BÍ TÍCH PHỔ QUÁT CỦA ƠN CỨU ĐỘ

Chúa Giêsu đã chết cho tất cả mọi người. Ngài nói: “một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12:32). Ngài kéo lên tất cả mọi người, chứ không chỉ một số! Thánh Gioan Phaolô II đã viết từ giường bệnh của mình, sau vụ mưu ám sát ngài, rằng “Chịu đau khổ có nghĩa là trở nên đặc biệt nhạy cảm, đặc biệt mở ra cho hoạt động quyền năng cứu độ của Thiên Chúa, được ban cho nhân loại trong Chúa Kitô.” [2] Nhờ thập giá Chúa Kitô, đau khổ, theo cách riêng của nó, cũng đã trở thành một loại ‘bí tích phổ quát của ơn cứu độ’ cho loài người.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

KHI CHIẾC ÁO TOẢ HƯƠNG THƠM THÁNH THẦN

Mặc dù “tấm áo không làm nên thầy tu”; nhưng “phẩm phục linh mục” của Tân ước phải tràn ngập hương thơm “Dầu Thánh Thần” của Đức Kitô. Bởi vì, người tín hữu hôm nay đang khao khát nhận được “hương thơm của dầu Thánh Thần” đó từ nơi bàn tiệc Thánh Thể, từ bài giảng Lời Chúa, từ thái độ bao dung tha thứ nơi Toà Giải tội, từ sự tiếp đón và phục vụ ân cần, từ thái độ khiêm nhường và dấn thân chịu khó, chịu khổ…của các linh mục, những mục tử mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu là hãy sẵn sàng “mang lấy mùi chiên”

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

CHỨNG NHÂN CỦA TIN MỪNG SỐNG LẠI

Như vậy, điều quan trọng còn lại không chỉ ngay giờ nầy, hay trong độ đường còn lại của Mùa Chay, mà phải là trong suốt cuộc sống, đó là ta hãy mạnh dạn trả lời câu hỏi của Đức Kitô: “Con có tin như thế không ?”. Nhưng, không phải bằng cách lặp lại thuộc lòng câu trả lời của cô Matta: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian”

Giáo Hội hoàn vũ, Khảo luận tổng hợp, Tài liệu Huấn Giáo, Tài liệu Phụng Vụ

TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐÂY ?

Sức hấp dẫn của thế giới bên ngoài nhà thờ hiện nay lớn hơn và mạnh mẽ hơn bên trong nhà thờ, vì vậy chúng ta cần phải ý tứ, kẻo chúng ta sẽ để cho sự tạm ngưng Thánh lễ khiến mình không còn nghe được những tiếng thì thầm của Chúa nữa. (1V 19,11-13). 
Dưới đây là một số phương cách để chú tâm. Hãy dành cho Chúa khoảng thời gian không chỉ tương đương với giờ tham dự Thánh lễ, mà còn nhiều hơn một giờ thông thường, vì biết rằng Chúa không hề chịu thua sự quảng đại của ta. 

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Gương chứng tá, Tài liệu Phụng Vụ

PHÉP LẠ CỦA NGƯỜI NGHÈO CÔNG CHÍNH GIUSE

Và quả thật, trong lịch sử Giáo Hội, không thiếu những chứng từ can thiệp đặc biệt của Thánh Cả Giuse dành cho những ai chạy đến kêu cầu người như chứng từ của thánh nữ tiến sĩ Têrêsa Avila (thế kỷ 16, nhà cải cách Dòng Carmel), hay thánh André Bessette (thế kỷ 20, người thiết lập trung tâm hành hương kính Thánh Giuse Oratory’ st. Joseph trên đồi Mount Royal ở Canada)…Phải chăng đó là “phép lạ của người nghèo công chính Giuse” !

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Gương chứng tá, Tài liệu Phụng Vụ

PHÉP LẠ CỦA NGƯỜI NGHÈO CÔNG CHÍNH GIUSE

Và quả thật, trong lịch sử Giáo Hội, không thiếu những chứng từ can thiệp đặc biệt của Thánh Cả Giuse dành cho những ai chạy đến kêu cầu người như chứng từ của thánh nữ tiến sĩ Têrêsa Avila (thế kỷ 16, nhà cải cách Dòng Carmel), hay thánh André Bessette (thế kỷ 20, người thiết lập trung tâm hành hương kính Thánh Giuse Oratory’ st. Joseph trên đồi Mount Royal ở Canada)…Phải chăng đó là “phép lạ của người nghèo công chính Giuse” !

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

ĐỪNG BẮT CHÚA ĐỢI CHỜ QUÁ LÂU

Việc “mở lòng và khao khát gặp gỡ Chúa của người thiếu phụ Samari” làm ta liên tưởng tới bức tranh mang tên “ÁNH SÁNG THẾ GIAN” tại nhà thờ Chính Tòa Luân Đôn. Bức hoạ có hình Chúa Giêsu đứng ngoài một cánh cửa với cây lá trường xuân che phủ kín mặt tường quanh cửa, trên cánh cửa không có ổ khóa, cũng không có quả nắm ở ngoài. Nhìn bức hoạ, chúng ta có thể hiểu ngay là Chúa đứng ngoài cửa, Ngài gõ cửa và đứng chờ cho tới khi có ai ra mở cửa cho Chúa vào, ngoài ra không còn cách nào khác có thể đẩy cửa bước vào. Quan trọng là bên dưới bức tranh có một câu của người họa sĩ đã ghi lại: “Lạy Chúa, xin thứ lỗi cho con, vì con đã bắt Chúa phải đứng chờ quá lâu”

Chia sẻ Lời Chúa, Giáo Hội Việt Nam, Tài liệu Phụng Vụ

HAI MƯƠI NĂM “Á THÁNH ANRÊ PHÚ YÊN”

Không những chúng ta cầu nguyện với ngài, mà chúng ta còn cầu nguyện cho ngài sớm được Giáo Hội tuyên phong lên hàng Hiển thánh, để tấm gương của ngài càng trở nên sáng chói hơn, xứng với sự nhiệt thành tông đồ và cuộc tử đạo anh hùng của ngài, trong khi hướng đến sinh nhật lần thứ 400 của ngài sẽ được giáo phận Qui Nhơn cử hành trọng thể vào năm 2025.

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

KHÔNG PHẢI THỨ “BÁNH MÌ RẺ TIỀN”

Hôm nay, giờ nầy, chúng ta cũng được mời gọi đến đón nhận Lời và Mình Máu Thánh Chúa trong Bàn Tiệc Thánh Thể nầy, như Lời Nguyện kết thúc của Thánh lễ Chúa Nhật hôm nay: “Lạy Chúa, Chúa đã thương lấy bánh bởi trời nuôi dưỡng chúng con, làm cho đức tin thêm mạnh mẽ, đức cậy được vững vàng, đức mến hằng tha thiết. Xin dạy chúng con biết khao khát tìm kiếm Đức Kitô là bánh trường sinh đích thực, và biết lấy Lời Chúa làm lương thực hằng ngày.”

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

MÙA NGẮM NHÌN THẬT RÕ ĐỨC KITÔ ĐANG SỐNG

“Trong Mùa Chay năm 2020 này, tôi muốn chia sẻ với mọi Kitô hữu những điều tôi đã viết cho các bạn trẻ trong Tông huấn Christus vivit – Đức Kitô sống: “Hãy chăm chú nhìn vào đôi tay dang rộng của Đức Kitô chịu đóng đinh, hãy cho phép mình được cứu, hết lần này đến lần khác, mãi mãi.

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

KHI TÌNH YÊU TRỞ THÀNH ÁNH SÁNG

Và có lẽ chúng ta đều đồng ý với “quy luật vật lý” cơ bản nầy của Nicola Tesla: “Nếu hận thù ghen ghét biến thành điện, thì cả thế giới sẽ được thắp sáng” (If your hate could be turned into electricity, it would light up the whole world). Hận thù chắc chắn sẽ không bao giờ trở thành “điện”; nhưng chắc một điều: tình yêu sẽ trở thành ánh sáng. Hãy yêu thương để trở thành ước mơ và cũng là mệnh lệnh của chính Đức Kitô: “Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,14).

Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

KHOẢN LUẬT KHÔNG BAO GIỜ XƯA CŨ

Trong những ngày này, cả thế giới đang hoang mang lo lắng; riêng thành phố Vũ Hán của Trung quốc đang chìm trong bóng tối của sự chết: sự chết do con virus Covid-19 nhưng cũng là sự chết do biết bao hành xử ích kỷ, đố kỵ, bất khoan dung và vô cảm của con người đối với nhau. Tuy nhiên, trong giữa cảnh đen tối đầy thất vọng đó, vẫn loé sáng lên những “thiên thần áo vàng” là các tín hữu Kitô, sẵn sàng lang thang không biết mệt mỏi trên những con đường phố chết, để phân phát khẩu trang và chia sẻ Tin Mừng cũng như niềm hy vọng và sự tín thác vào Chúa Giêsu; vẫn sáng lên mẫu gương anh hùng của bác sĩ Lý Văn Lượng, một chứng nhân của Tin Mừng giữa một Vũ Hán tối tăm, khi sẵn sàng dấn thân để phục vụ đến đổi hy sinh mạng sống.