Cha Yohanes Kristoforus Tara giúp người dân bảo vệ môi trường
Khi nói về cha Yohanes Kristoforus Tara, người dân ở tỉnh phía đông của Đông Timor nói với một lòng biết ơn. Chính cha trong nhiều năm đã dấn thân cho sự phát triển của vùng đất này. Đặc biệt cha quan tâm thúc đẩy sự hồi sinh của vùng nông nhiệp địa phương với mục đích giúp người dân ở đây không phải di cư đi nơi khác để kiếm kế sinh nhai.
Cùng với người dân địa phương cha Yohanes Kristoforus Tara giúp làm thay đổi vùng đất khô cằn và hoang vắng của tỉnh vùng phía đông của Đông Timor. Trước đây, có nhiều người dân đã bỏ tỉnh, ra đi tìm kiếm việc làm ở nước ngoài hoặc trong các đồn điền dầu cọ của Sumatra hoặc Kalimantan.
Cha Kristo, đó là tên gọi trìu mến mà các tín hữu gọi cha Yohanes Kristoforus Tara. Cha Kristo là cha sở của giáo xứ thánh Phanxicô Assisi ở Laktutus gần biên giới với Đông Timor. Cộng hòa bé nhỏ này được độc lập vào năm 2002, có một số lớn người Công giáo.
Giáo xứ Laktutus có khoảng 300 ngàn tín hữu, trong đó có 300 người đã di cư ra nước ngoài. Phần lớn đất đai ở đây cằn cỗi và nông nghiệp phát triển kém. Khi thấy tình trạng sống của người dân ở đây như vậy cha Kristo đã suy nghĩ và đưa ra nhiều sáng kiến giúp cải thiện đất đai, cải thiện nông nghiệp từ đó phát triển cuộc sống của người dân. Sáng kiến quan trọng của nhà truyền giáo bắt đầu vào năm 2014. Cha trình bày với chính quyền những sáng kiến của mình với ước mong cùng hợp tác với các vị lãnh đạo.
Đối diện với nguy cơ của việc sa mạc hóa của vùng đất này cha đã yêu cầu các gia đình địa phương dành một phần đất gần nhà để trồng cây xanh. Cha còn khuyến khích mọi người trồng càphê để hổ trợ nền kinh tế cộng đồng. Trong cả nước dưới sự giám sát của vị linh mục, hơn 10 ngàn cây xanh và 15 ngàn cây càphê đã được trồng.
Cha đã bắt đầu sáng kiến của mình bằng cách tạo nên các đồn điền trong khu vực khoảng 6 ha của giáo xứ. Một số người theo mẫu gương của cha cũng bắt đầu trồng cây, nhưng một số khác lại không quan tâm đến chương trình trồng rừng của cha. Nhưng rồi cha đã làm thay đổi tâm thức và não trạng của những người này, những người mà chỉ muốn thấy được kết quả của mình ngay lập tức; họ chỉ muốn làm công nhân hoặc đi nước ngoài. Để giúp cho người dân hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường cha nói họ rằng: “Nếu các bạn không trồng cây hôm nay thì con cái các bạn sau này sẽ không có gỗ để làm nhà. Nếu các bạn không chăm sóc các nguồn nước, thì con cháu các bạn sẽ không có nước uống”.
Giải thưởng “Kalpataru”, là cây sự sống
Mặc dù những nỗ lực trồng rừng của cha chỉ là phần nhỏ so với những gì mà cần phải làm nhưng chính quyền quận Belu đã quyết định trao cho cha giải thưởng “Kalpataru” có nghĩa là cây sự sống để nêu mẫu gương yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của cha cũng như khuyến khích cha và mọi người tiếp tục nỗ lực hoạt động vì môi trường vì tương lai của thế hệ con cái.
Dù được chính quyền hổ trợ nhưng cha không tránh khỏi những phản kháng, chống đối từ những công ty khai thác gỗ chỉ muốn tìm lợi ích cho chính mình. Chính các hoạt động của các công ty này là nguyên chính làm cho đất đai khô cằn, ảnh hưởng đến nông nhiệp. Chính cha và một số người dân địa phương đã hợp lực ngăn cản những hoạt động khai thác không đúng quy trình phát triển của rừng của những công ty này.
Cha Kristo không chùn bước trước những đe dọa của những người chỉ muốn tìm tư lợi. Cha chia sẻ, cha rất vui vì vừa mới đây thống đốc các Đảo nhỏ của Sonda đã ký một lệnh cấm việc khai thác gỗ trong tỉnh. Cha tiếp tục tìm kiếm các giải pháp khác cho sự phát triển kinh tế mà không gậy hại cho môi trường. Những nỗ lực của cha đang mang lại kết quả. Ông Isto Syry một trong những già làng của Laktutus nói: “Cha Kristo đã mở mang đầu óc chúng tôi. Với những cây xanh được trồng xung quanh nhà xứ đang phát triển, là bằng chứng cho chúng tôi tin tưởng hy vọng vào việc tìm kiếm công ăn việc làm ngay trên vùng đất của chúng tôi chứ không phải đi tìm nơi đâu xa”
(Ngọc Yến – Vatican)
Đăng lại từ trang mạng giáo phận Bà Rịa