Người thợ mộc thành Nazareth cũng cho thấy “giá trị, phẩm giá và niềm vui” của lao động, và ĐTC nhận xét rằng: “Thật sự cần thiết, với một nhận thức được đổi mới, để hiểu được ý nghĩa của lao động mang lại phẩm giá”, ngoài ra nó thúc đẩy sự hoàn thiện của cá nhân và của gia đình mình, lao động làm cho chúng ta “trở nên người tham dự vào chính công trình cứu rỗi”.
Danh mục: Giáo luận
Giới thiệu các “góc nhìn” và suy tư về Giáo Hội hoàn vũ cũng như Giáo Hội tại Việt Nam.
“NÉT ĐẸP” ĐỜI THÁNH HIẾN
Tìm về nguồn, tìm về “nét đẹp đời thánh hiến” của người nữ tu Mến Thánh Giá còn là phương cách để mỗi người nữ tu hôm nay ý thức “Đặc Sủng” của mình đã được sống thế nào theo dòng thời gian. Đâu là những sáng tạo, thích ứng mà chị em các thế hệ trước đã được Thần Khí thôi thúc để rồi từng bước cải tổ, canh tân làm cho Hội Dòng được tồn tại và phát triển nhưng vẫn luôn bám sát “gốc” của mình.
CON ĐƯỜNG TIN MỪNG HỘI NHẬP VĂN HÓA TẠI Á CHÂU: VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH HAY CON ĐƯỜNG TƠ LỤA?
Cảm nhận phức tạp giữa ngưỡng mộ và sợ hãi, giữa biết ơn và nghi ngại vẫn dai dẳng trong quan hệ Kitô giáo với Á châu. Tính quen biết một phía dành cho phía bên kia dễ vỡ, nông cạn, kén chọn và cũng hay thủ thế với nhau. Có những bức tường tự vệ dựng lên ở cả hai phía, những bức tường thu hẹp đường chân trời, che giấu nỗi bất an và dung dưỡng tính nghi ngờ.
CHẤP NHẬN “MÙI CỌP” ĐỂ THÀNH “CHÁNH QUẢ”
Sau cùng, nếu phải dùng “ngôn ngữ biểu tượng” hay “ngôn ngữ dụ ngôn” của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Matthêô đoạn 5, câu 13-16, thì để đời sống cộng đoàn chúng ta được tươi mát đầy chất hương thơm nồng của tình “tỷ-muội”, của phục vụ yêu thương, của thuận hòa chia sẻ…thì mỗi người hãy phấn đấu trở thành “hạt muối ướp hương nồng” và “ngọn đèn rực lên ánh sáng” ; hay như cách cảm nhận tuyệt vời của Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng: “Ở giữa lòng Hội Thánh, con sẽ là tình yêu”[38]. Vâng, chỉ có tình yêu mới giúp người tu sĩ sẵn sàng chấp nhận “Mùi cọp” giữa cộng đoàn để nhờ đó mà “đời tu đạt thành chánh quả”.
CÁC ĐỀ TÀI CỦA TÔNG HUẤN “LAUDATO SI”
Theo Đức Thánh Cha, nếu chúng ta muốn chống lại nghèo đói và bảo vệ môi trường cùng một lúc, chúng ta phải thiết lập tương quan giữa môi trường, sự nghèo đói và thế hệ tương lai. “Đặt mối quan hệ và lưu lại” là cốt lõi của một hệ sinh thái toàn thể, như là nguyên tắc hướng dẫn trung tâm của Tông Huấn.
LINH ĐẠO TỬ ĐẠO CHO ĐỜI SỐNG LINH MỤC HÔM NAY
Như vậy, người linh mục hôm nay được mời gọi đi vào sự hiệp thông các mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô[52], đó là một dấu chỉ tình yêu ở mãi nơi cuộc đời linh mục và cũng là để uốn lòng người linh mục nên giống trái tim mục tử của Chúa Kitô [53]. Có thế, người linh mục sẽ được nâng đỡ trên đường lữ hành của hôm nay và ngày mai [54], đồng thời linh mục được tình yêu Chúa Kitô thúc bách mang yêu thương và sống chứng nhân giữa đời [55]. Thiết nghĩ, đó chính là ý nghĩa của linh đạo tử đạo mỗi ngày trong đời sống linh mục.
ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ VÀ THỪA TÁC VỤ LINH MỤC
Bản trình bày khiêm tốn này đã tìm cách làm nổi bật mười đặc điểm then chốt trong tầm nhìn sâu sắc của Đức giáo hoàng Phanxicô về thừa tác vụ linh mục. Nhằm mục đích trình bày rõ ràng, các chất liệu phong phú của Đức Phanxicô đã được sắp xếp theo chủ đề, với mười suy tư nền tảng, từ đó hình thành nên một tổng thể tích hợp. Người viết khác có thể đã chọn một phong cách khác để trình bày. Tuy nhiên, điều quan trọng là cho người đọc thâm nhập vào sự khôn ngoan sâu sắc của Đức giáo hoàng Phanxicô; thực sự, sự sắp xếp này là hoàn toàn thứ cấp so với nguyên gốc tài liệu của Đức giáo hoàng.
MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG: MỘT ĐỊA CHỈ MỚI CHO SỨ VỤ PHÚC ÂM HOÁ
Thế nhưng, khi hưởng ứng tinh thần Laudato Si’ chúng ta không chỉ dừng lại ở nỗ lực củng cố và bảo vệ môi trường thiên nhiên mà thôi nhưng còn được mời gọi đi sâu vào “nguồn gốc nhân bản của cuộc khủng hoảng sinh thái” (Ls, số 101) vì “con người cũng là những thụ tạo của thế giới này, vui hưởng quyền được sống và hạnh phúc, được ban tặng một phẩm giá độc nhất” (Ls, số 43). Với tâm tư đó, Đức giáo hoàng cũng thẳng thắn chỉ ra những tác nhân của suy thoái sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, trong đó có môi trường lao động vốn ảnh hưởng bởi mô hình kinh tế “kỹ trị”.
HẬU ĐẠI DỊCH COVID-19: ANH EM ĐỪNG SỢ
«Đừng sợ! Bởi vì Ta sẽ ở với ngươi!». Đó là điệp từ trong tất cả Kinh Thánh. Đó là những lời từ chính Thiên Chúa hay nhân danh Ngài đến với những người được Ngài kêu gọi cho sứ vụ đòi hỏi phải cố gắng và bất ngờ, qua những cách thế vẫn còn chưa được biết, như Môsê trước bụi cây rực cháy hay như Maria trước Sứ thần.