Học hỏi tông huấn

CHƯƠNG III : TRONG ÁNH SÁNG CỦA VỊ TÔN SƯ

(Giới thiệu tông huấn GAUDETE ET EXSULTATE)

63. Có thể có nhiều lý thuyết về điều gì làm nên sự thánh thiện, với nhiều cách giải thích và phân biệt khác nhau. Suy tư như vậy có thể hữu ích, nhưng không gì giúp soi sáng hơn là quay về với những lời của Chúa Giêsu và nhìn xem cách Người giảng dạy chân lý. Đức Giêsu giải thích một cách rất giản dị nên thánh có nghĩa là gì khi Người ban cho chúng ta các Mối Phúc (x. Mt 5,3-12; Lc 6,20-23). Các Mối Phúc tựa như thẻ căn cước của người Kitô hữu. Vì vậy, nếu ai hỏi: “Ta phải làm gì để trở nên một Kitô hữu tốt?” thì câu trả lời rất đơn giản. Chúng ta phải làm, mỗi người theo cách riêng của mình, điều Chúa Giêsu nói với chúng ta trong Bài Giảng về các Mối Phúc.66 Trong các Mối Phúc, chúng ta tìm thấy một chân dung của vị Tôn Sư, và chúng ta được mời gọi phản chiếu chân dung ấy trong cuộc sống hằng ngày của mình.

64. Vậy, chữ “hạnh phúc” hay “có phúc” đồng nghĩa với “thánh thiện”. Nó diễn tả điều này, là những ai trung thành với Thiên Chúa và Lời của Ngài, khi tự hiến, thì đạt được hạnh phúc thật.

LỘI NGƯỢC DÒNG

65 . Mặc dù những lời của Chúa Giêsu có thể nghe thi vị, nhưng chúng rõ ràng đi ngược nhũng gì người ta thường làm trong xã hội. Cho dù chúng ta thấy sứ điệp của Chúa Giêsu hấp dẫn, thế giới vẫn đẩy chúng ta hướng tới một lối sống khác. Các Mối Phúc không hề dễ dãi hay hời hợt, mà hoàn toàn ngược lại, chúng ta chỉ có thể thực hành các Mối Phúc nếu Chúa Thánh Thần đổ đầy sức mạnh của Ngài trên chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi sự yểu đuối, ích kỷ, tự mãn và kiêu căng của mình.

66. Một lần nữa, chúng ta hãy lắng nghe Chúa Giêsu với tất cả lòng yêu thưcmg và kính trọng mà vị Tôn sư đáng nhận được. Chúng ta hãy đế cho những lời của Người khuấy động, thúc bách và đòi hỏi chúng ta phải thật sự thay đối cách sống của mình. Bằng không, sự thánh thiện vẫn chẳng khác gì một từ ngữ trống rỗng. Giờ đây chúng ta trở về từng Mối Phúc trong Tin Mừng theoThánh Mátthêu (x. Mt 5,3-12).67

“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ”

67. Tin Mừng mời gọi chúng ta nhận ra sự thật của lòng mình, đế thấy đâu là nơi ta tìm được bảo đảm của cuộc sống mình. Người giàu thường cảm thấy bảo đảm nơi của cải và nghĩ rằng nếu của cải bị đe dọa, thì toàn bộ ý nghĩa cuộc sống của họ trên đời này có thể sụp đổ. Chính Đức Giêsu nói với ta điều này trong dụ ngôn người phú hộ khờ dại, Người nói về một người kia tự tin nơi mình, nhưng ngu dại, vì đã không hề nghĩ rằng mình có thể chết ngay hôm ấy (x. Lc 12, 16-21).

68 . Của cải chẳng bảo đảm được gì cả. Thật vậy, một khi nghĩ mình giàu có, chúng ta có thể trở nên quá tự mãn đến nỗi chẳng dành chồ nào cho Lời Chúa, cho tình yêu đối với anh chị em mình, hoặc để vui hưởng những điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Như thế, chúng ta bỏ lỡ những phúc lợi lớn nhất. Vì thế, Đức Giêsu gọi những người có tinh thần nghèo khó là những người có phúc, họ có một trái tim nghèo khó đáng thương mà Chúa có thể bước vào kèm theo sự mới mẻ của Người.

69.    Sự nghèo khó thiêng liêng này liên quan mật thiết đến những gì Thánh Inhaxiô Loyola gọi là “sự bình tâm thánh thiện”, nhờ đó chúng ta đạt tới sự tự do nội tâm tuyệt vời: “Do đó, cần phải giữ cho mình được bình tâm đối với mọi thọ tạo (trong tất cả những gì mà ý chí tự do của chúng ta được phép chọn mà không bị cấm cản) tới mức ta không ước muốn sức khoẻ cho mình hơn bệnh tật, giàu sang hơn nghèo khổ, danh vọng hơn nhục nhã, sống lâu hơn chết yếu, và tương tự như thế đối với mọi sự khác”.68

70. Thánh Luca không nói về sự nghèo khó “trong tinh thần” mà chỉ nói đến những người “nghèo khó” (x. Lc 6,20), và như thế, ngài cũng mời gọi chúng ta sống một cuộc đời khổ hạnh và giản dị. Bằng cách này, ngài mời gọi chúng ta chia sẻ cuộc sống của những người nghèo khổ nhất, cuộc sống mà các Tông đồ đã sống, và cuối cùng trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu, Đấng tuy giàu có, nhưng “đã làm cho mình nên nghèo khó” (2 Cr 8,9). Khó nghèo trong lòng: đó là sự thánh thiện.

“Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp ”

71. Những lời này diễn tả thật mạnh mẽ trong một thế giới mà ngay từ đầu, ở khắp nơi đã xuất hiện thù địch, tranh chấp và hận thù, ở nơi mà chúng ta thường xuyên xếp loại người khác theo tư tưởng và tập tục của họ, thậm chí trên cách nói năng hay ăn mặc của họ. Tóm lại, đó là nơi ngự trị của kiêu hãnh và hư danh, nơi mà mỗi người nghĩ rằng mình có quyền đứng trên những người khác. Tuy nhiên, Đức Giêsu đề nghị một lối sống khác, dù có vẻ như không thể được, đó là con đường hiền lành. Đây là điều ta thấy Người sống với các môn đệ và là điều mà chúng ta chiêm ngắm khi Người vào thành Giêrusalem: “Này, đức vua của ngươi đang đến với ngươi, khiêm nhường ngồi trên lưng lừa” (Mt 21,5, X. Dcr 9,9).

72. Đức Kitô nói: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,29). Nếu chúng ta nóng nảy và cao ngạo trước những người khác, kết cuộc chúng ta sẽ bị mệt mỏi và kiệt sức. Nhưng nếu chúng ta nhìn những lỗi lầm và giới hạn của họ cách dịu dàng và hiền từ, không ra vẻ kẻ cả, thì chúng ta có thế thực sự giúp ích họ và không phí năng lực vào việc phàn nàn vô ích. Thánh Têrêxa thành Lisieux nói với chúng ta rằng “Đức ái hoàn hảo hệ tại ở việc chịu đựng các sai lỗi của người khác, và không bị vấp phạm vì các lầm lỗi của họ”.69

73. Thánh Phaolô nói sự hiền lành là một trong những hoa quả của Thánh Thần (x. Gl 5,23). Ngài đề nghị rằng, nếu đôi khi một hành động sai trái nào đó của anh em làm phiền lòng ta, thì ta hãy đến mà sửa sai họ, nhưng “với một tinh thần hiền lành”, bởi vì “bạn cũng có thế bị cám dỗ” (Gì 6,1). Ngay cả khi bảo vệ đức tin và các xác tín của mình, chúng ta cũng phải làm “một cách hiền hòa” (x. 1 Pr 3,16). Ta cũng phải hiền lành đối xử với các kẻ thù (2 Tm 2,25). Trong Hội Thánh, chúng ta thường sai lỗi vì không đáp ứng đòi hỏi này của Lời Chúa.

74. Hiền lành là một cách diễn tả khác của sự nghèo khó nội tâm nơi những người tin cậy vào một mình Thiên Chúa mà thôi. Quả thực, trong Thánh Kinh cũng có một từ thường dùng để nói về người nghèo và người hiền lành, đó là từ anawim. Có thể có người phản đối: “Nếu tôi hiền lành quá, người ta sẽ nghĩ tôi là một đứa ngốc nghếch, một kẻ khờ khạo hay nhu nhược”. Đôi khi có thể như vậy, nhưng cứ để mặc kẻ khác nghĩ như thế. Luôn hiền lành là điều tốt hơn, và rồi những ước vọng sâu xa nhất của ta sẽ được thành tựu. Người hiền lành “sẽ được đất hứa làm gia nghiệp”, vì họ sẽ thấy lời hứa của Thiên Chúa được hoàn thành trong cuộc đời mình. Trong mọi hoàn cảnh, người hiền lành trông cậy vào Chúa, và những ai trông cậy vào Người sẽ được đất hứa làm gia nghiệp và vui hưởng chan hòa bình an (x. Tv 37, 9.11). Còn Chúa thì tin tưởng nơi họ: “Kẻ được Ta đoái nhìn, đó là người nghèo khổ, người có tâm hồn tan nát, người biết kính sợ Lời Ta” (Is 66,2).

Cư xử cách hiền lành và khiêm nhường, đó là sự thánh thiện.

“Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an ”

75. Thế giới nói với chúng ta điều ngược lại: giải trí, thú vui, tiêu khiển và thoát ly thực tế mới làm cho cuộc sống dễ chịu. Người thế gian ngoảnh mặt trước những vấn đề ốm đau hay buồn phiền nơi gia đình hoặc chung quanh mình. Thế giới không muốn khóc lóc; đúng hơn, họ không quan tâm đến những tình cảnh đau thương, tìm cách phủ lấp hoặc che giấu các hoàn cảnh ấy. Người ta tốn nhiều công sức để chạy trốn đau khổ, và tưởng rằng có thể che giấu được thực tại, nhưng thực tế cuộc sống không bao giờ vắng bóng thập giá.

76. Một người biết nhìn các sự vật đúng như sự thật của chúng, biết cảm nhận những đau khổ và muộn phiền, thì mới có thể chạm đến chiều sâu của đời sống và tìm được hạnh phúc chân thực.70 Người ấy được Chúa Giêsu an ủi chứ không phải thế gian. Người như thế không sợ chia sẻ đau khổ của người khác và không trốn tránh nhũng hoàn cảnh đau thương. Như thế, họ khám phá ý nghĩa cuộc sống bằng cách giúp đỡ những người đau khố, cảm thông nỗi thống khổ của người ta và mang lại sự xoa dịu. Người ấy cảm nhận tha nhân là thịt xương của chính mình, và không sợ đến gần, thậm chí chạm vào các vết thương của họ. Họ cảm thương người khác đến nỗi mọi khoảng cách đều không còn. Như thế, người ấy có thế đón lời khích lệ của Thánh Phaolô: “Hãy khóc với người khóc” (Rm 12,15)

Biết khóc với người khác: đó là sự thánh thiện.

“Phúc thay ai khát khao sự công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng”

77. “Đói và khát” là những kinh nghiệm mãnh liệt vì chúng can dự đến những nhu cầu cơ bản và bản năng sống còn của chúng ta. Có những người khao khát công lý và tìm kiếm công lý cũng mãnh liệt như thế. Đức Giêsu nói rằng họ sẽ được thỏa lòng, vì sớm hay muộn, công lý sẽ đến. Chúng ta có thể họp tác để làm cho điều ấy có thể xảy ra, mặc dù không phải chúng ta luôn luôn thấy được các nỗ lực của mình sinh hoa kết quả.

78. Đức Giêsu đưa ra một nền công lý khác với thứ công lý của thế gian, vốn thường bị hoen ố bởi những lợi lộc nhỏ nhen và bị thao túng bằng nhiều cách. Thực tế cho thấy người ta dễ sa lầy vào tham nhũng, vướng mắc trong thứ chính trị thường nhật “có đi có lại” (quid pro quo), trong đó mọi sự trở thành mua bán đổi chác. Biết bao người phải chịu sự bất công, đành bất lực đứng nhìn đang khi những người khác chia nhau những lợi lộc của cuộc sống này. Một số bỏ cuộc chiến đấu cho công lý đích thực và lựa chọn bắt tay với kẻ thắng thế. Điều này không liên quan gì đến sự đói khát công lý mà Đức Giêsu ca tụng.

79. Công lý đó khởi sự thành hiện thực trong đời sống của mỗi người khi người ta chính trực trong các quyết định của mình; và rồi nó lại được diễn tả nơi việc họ tìm kiếm công lý cho người nghèo và người cô thế. Quả thực từ ngữ “công lý” có thể đồng nghĩa với sự trung thành với thánh ý Chúa trong toàn thể cuộc sống chúng ta, nhưng nếu ta gán cho từ ngữ này một ý nghĩa quá rộng, là ta quên rằng nó đã được tỏ lộ cách riêng theo nghĩa công lý cho những người yếu thế nhất: “Tìm kiếm lẽ công bằng, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ” (Is 1,17).

Đói khát sự công chính: đó là sự thánh thiện.

“Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”

80. Lòng thương xót có hai mặt. Nó liên quan đến việc chia sẻ, giúp đỡ và phục vụ người khác, nhưng nó cũng bao hàm sự tha thứ và thông cảm. Thánh Mátthêu tóm lược nó trong một khuôn vàng thước ngọc: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (7,12). Sách Giáo lý nhắc nhở chúng ta rằng luật này phải được áp dụng “trong mọi trường hợp”,71 đặc biệt là khi chúng ta “đối diện với những hoàn cảnh làm cho các phán đoán luân lý ít chắc chắn hơn và làm cho quyết định nên khó khăn”.72

81. Chia sẻ và tha thứ là chiếu tỏa trong cuộc sống chúng ta một chút phản chiếu sự hoàn hảo của Thiên Chúa, Đấng trao hiến và tha thứ vô lượng. Vì lẽ này, trong Tin Mừng Luca, chúng ta không nghe thấy nói “anh em hãy nên hoàn thiện” (M 5,48), nhưng là, “anh em hãy biết thương xót như Cha anh em là Đấng hay thương xót. Anh em đừng xét đoán, thì sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại” (6,36-38). Và rồi, Thánh Luca thêm một điều mà ta không được bỏ qua: “Anh em đong bằng đấu nào thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (6,38). Thước đo mà chúng ta dùng để cảm thông và tha thứ cho người khác sẽ được Thiên Chúa dùng để tha thứ cho chúng ta. Thước đo chúng ta dùng để trao ban sẽ đo lường phần thưởng chúng ta nhận được trên trời. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này.

82. Đức Giêsu không nói “Phúc thay những kẻ tìm cách báo thù”, nhưng Người gọi là “có phúc” đối với những người biết tha thứ và tha thứ “đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22). Chúng ta cần nghĩ về chính mình như một đạo quân gồm những người được tha thứ. Tất cả chúng ta đã được Thiên Chúa xót thương nhìn đến. Nếu chúng ta chân thành đến với Chúa và chăm chú lắng nghe, có thể có lúc chúng ta nghe Người quở trách: “Ngươi không phải thương xót đồng bạn, như Ta đã thương xót ngươi sao?” (Mt 18,33).

Biết nhìn và hành động với lòng thương xót: đó là sự thánh thiện.

“Phúc thay ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa”

83. Mối Phúc này nói về những người có tâm hồn đơn sơ, thanh khiết và không hoen ố, vì một trái tim biết yêu thương không để bất cứ thứ gì đi vào đời mình chực làm nguy hại, suy yếu hoặc gây nguy hiểm cho tình yêu ấy. Trong Thánh Kinh, trái tim là nơi chất chứa những ý hướng thực sự của chúng ta, những điều chúng ta thực sự tìm kiếm và khao khát, khác với hết thảy những vẻ bề ngoài. “Người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thì thấy tận đáy lòng” (1 Sm 16,7). Thiên Chúa muốn nói với con tim chúng ta (x. Hs 2,16), nơi đó Ngài muốn ghi tạc Lề Luật của Ngài (x. Gr 31,33). Nói tóm lại, Ngài muốn ban cho chúng ta một quả tim mới (x. Ed 26,26).

84. “Hãy gìn giữ tim con cho thật kỹ” (Cn 4,23). Những thứ giả trá nhơ bẩn thật không có chút giá trị gi trước mặt Chúa, Ngài “tránh thói lọc lừa, rời xa những lý luận ngu dốt” (Kn 1,5). Chúa Cha, “Đấng thấu suốt mọi bí ẩn” (Mt 6,6), nhận biết những gì ô uể, nghĩa là những gì không chân thành, chỉ phô trương hay bề ngoài. Cũng như Chúa Con, Ngài biết “có gì trong lòng con người” (x. Ga 2,25).

85. Đúng là không thể có yêu thương mà không có những việc làm của yêu thương, nhưng Mối Phúc này nhắc nhở chúng ta rằng Chúa mong đợi một sự dấn thân cho anh chị em mình phát xuất từ con tim, vì “giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13,3). Trong Tin Mừng Mátthêu, chúng ta thấy cái xuất phát từ trong lòng người ta là cái làm cho họ ra ô uế (x. 15,18), vì từ lòng dạ phát xuất những ý định giết người, trộm cắp, làm chứng gian, và những việc xấu xa khác (x. 15,19). Từ những ý hướng trong lòng người khơi nguồn cho những khao khát và những quyết định thâm sâu dẫn tới các hành động của chúng ta.

86. Một con tim yêu mến Thiên Chúa và tha nhân (x. Mt 22,36-40) cách chân thật chứ không chỉ bằng lời nói suông, là một con tim trong sạch, và nó có thể nhìn thấy Thiên Chúa. Trong bài ca Đức Mến, Thánh Phaolô nói rằng “bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương” (1 Cr 13,12), nhưng khi tình yêu thực sự ngự trị, chúng ta sẽ có thể nhìn thấy “mặt giáp mặt”. Đức Giêsu hứa rằng những ai có lòng trong sạch “sẽ nhìn thấy Thiên Chúa”.

Giữ cho trái tim khỏi mọi sự làm nhơ uế tình yêu: đó là sự thánh thiện.

“Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa ”

87. Mối Phúc này khiến chúng ta nghĩ đến tình trạng bao nhiêu cuộc chiến tranh không dứt trong thế giới, về phần mình, chúng ta thường là một nguyên nhân của xung đột hay ít ra là của sự hiểu lầm. Chẳng hạn như tôi nghe được một điều gì về một ai đó, và tôi đi kể lại cho người khác. Thậm chí tôi còn thêm thắt một chút và loan truyền nó đi. Và nếu nó càng tác hại, thì dường như tôi càng mãn nguyện. Thế giới của những kẻ ngồi lê đôi mách, chỉ chuyên chỉ trích và phá đổ, không xây dựng hòa bình, đúng hơn, những kẻ như vậy là kẻ thù của hòa bình và họ không hề “có phúc”.73

88. Những người kiến tạo hòa bình là mạch nguồn của bình an, họ xây dụng hòa bình và tình thân hữu trong xã hội. Đối với những người dấn thân gieo vãi hòa bình khắp nơi, Đức Giêsu đưa ra lời hứa tuyệt vời này: “Họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mí 5,9). Người bảo các môn đệ rằng, khi vào bất cứ nhà nào, hãy nói: “Bình an cho nhà này!” (Lc 10,5). Lời Chúa khuyến khích mỗi tín hữu hãy ăn ở thuận hòa với mọi người khác (x. 2 Tm 2,22), “vì người xây dựng hoà bình thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hòa bình, là cuộc đời công chính” (Gc 3,18). Và nếu như có những lúc trong cộng đoàn chúng ta tự hỏi mình phải làm gì, thì “chúng ta hãy theo đuổi những gì đem lại bình an” (Rm 14,19), vì sự hiệp nhất thì tốt hơn xung đột.74

89. Quả là không dễ dàng “kiến tạo” sự bình an này của Tin Mừng, một sự bình an vốn không loại trừ ai, nhưng đón nhận ngay cả những người hơi kỳ cục, khó tính và sách nhiễu, hay yêu sách, lập dị, bị bầm dập bởi cuộc đời hoặc đơn giản là người thờ ơ. Đó là một công việc khó khăn, đòi hỏi trí và tâm phải thật rộng mở vì đây không phải là việc tạo ra “một thoả thuận trên giấy tờ hay một sự dàn hòa tạm thời cho một thiểu số được hài lòng”,75 cũng không phải là một dự phóng “của một ít người cho một ít người”.76 Đây cũng không phải là cố phớt lờ hoặc giấu đi sự mâu thuẫn, nhưng “chấp nhận đối diện với xung đột, giải quyết và biến xung đột thành một mắt xích liên kết trong một tiến trình mới”.77 Chúng ta phải là những nghệ nhân của hòa bình, vì xây dựng hoà bình là một nghệ thuật đòi hỏi sự bình tâm, sáng tạo, nhạy cảm và khéo léo.

Gieo rắc bình an quanh ta: đó là sự thánh thiện.

“Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ”

90. Chính Đức Giêsu lưu ý chúng ta rằng con đường này thì đi ngược dòng, đến độ khiến chúng ta trở nên những người chất vấn xã hội bằng cách sống của mình, và như thế, thành những kẻ gây phiền toái. Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta về bao nhiêu người đã và đang bị bách hại chỉ vì họ đấu tranh cho công lý, bởi vì họ đã sống dấn thân cho Thiên Chúa và tha nhân.

Nếu chúng ta không muốn chìm ngập trong một cuộc sống tăm tối tầm thường, thì đừng tìm kiếm một cuộc sống dễ dãi, vì “ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất” (Mt 16,25).

91. Để sống Phúc âm, chúng ta không thể mong đợi mọi sự sẽ dễ dàng, vì những tham vọng quyền lực và lợi lộc thế gian thường chắn lối chúng ta. Thánh Gioan Phaolô II đã nói rằng “một xã hội bị vong thân nếu trong các hình thức tổ chức xã hội, sản xuất và tiêu thụ làm cho việc trao hiến chính mình cũng như việc thiết lập tình liên đới này giữa con người với nhau trở nên khó khăn hơn”.78 Trong một xã hội như thế, một xã hội mà trong đó chính trị, truyền thông đại chúng, các cơ chế kinh tế, văn hóa và ngay cả tôn giáo cản trở sự phát triển nhân văn và xã hội đích thực, thì việc sống các Mối Phúc quả không dễ chút nào; thậm chí sống như thế còn bị người ta nhìn là tiêu cực, bị hoài nghi, và chế giễu.

92. Thập giá, nhất là những mệt mỏi và đau khổ mà chúng ta trải nghiệm khi sống luật yêu thương và theo đuổi con đường công lý, chính là nguồn tăng trưởng và thánh hóa. Chúng ta hãy nhớ rằng khi Tân Ước nói chúng ta sẽ phải chịu đau khổ vì Tin Mừng, chính là nói đến những cuộc bách hại (x. Cv 5,41; Pỉ 1,29; Cỉ 1,24; 2 Tm 1,12; 1 Pr 2,20; 4,14-16; Kh 2,10).

93. Nhưng ở đây chúng ta nói về những cuộc bách hại không tránh được, chứ không phải loại bách hại mà chính chúng ta có thể gây ra cho mình khi chúng ta đối xử với người khác một cách tồi tệ. Một vị thánh không phải là người kỳ dị, xa cách, người ta không thể chịu nổi vì sự kiêu căng, tính cách tiêu cực và sân hận của họ. Các Tông đồ của Đức Kitô không giống như thế. Sách Tông đồ Công vụ hay nhắc đi nhắc lại rằng các ngài được “toàn dân thương mến” (2,47; X. 4,21.33; 5,13), cả khi một số nhà cầm quyền sách nhiễu và bách hại các ngài (x. 4,1-3; 5,17-18).

94 . Bách hại không phải là chuyện quá khứ, vì ngày nay chúng ta cũng trải nghiệm điều ấy, hoặc qua việc đổ máu như trường hợp nhiều vị tử đạo đương thời, hoặc bằng những phương cách tinh tế hơn như bị vu khống và lừa dối. Đức Giêsu gọi chúng ta là có phúc khi người ta “vu khống cho các con đủ điều xấu xa vì Thầy” (Mỉ 5,11). Vào những lúc khác, bách hại có thế xảy ra dưới hình thức những chế nhạo, tìm cách báng bổ đức tin của chúng ta và biến chúng ta thành như trò cười.

Chấp nhận con đường Phúc âm hằng ngày, dù có thể gặp khó khăn: đó là sự thánh thiện.

MỘT LUẬT SỐNG LỚN

95. Trong chưong 25 của Tin Mùng Mátthêu (cc. 31-46), Đức Giêsu dừng lại ở Mối Phúc mà Người gọi những kẻ có lòng thương xót là có phúc. Nếu chúng ta tìm kiếm sự thánh thiện làm đẹp lòng Thiên Chúa, chúng ta sẽ thấy ở đoạn văn này một quy luật sống, theo đó chúng ta sẽ được xét xử. “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (25,35-36).

Để trung thành với vị Tôn sư

96. Sự thánh thiện, vì thế, không có nghĩa là ngây ngất trong một trạng thái huyền nhiệm xuất thần. Như Thánh Gioan Phaolô II đã nói: “Nếu chúng ta thật sự bắt đầu lại từ việc chiêm ngắm Đức Kitô, thì chúng ta phải biết nhìn thấy Người cách đặc biệt nơi khuôn mặt của những kẻ mà chính Người muồn đồng hóa với họ”.79 Đoạn văn Mátthêu 25,35-36 “không chỉ là một lời mời gọi sống đức ái: đó là một trang Kitô học tỏa chiếu một tia sáng trên mầu nhiệm của Đức Kitô”.80 Trong lời kêu gọi nhận ra Người nơi những người nghèo và đau khổ này, chúng ta thấy tỏ lộ chính Thánh Tâm của Đức Ki tô, những tình cảm và chọn lựa sâu thắm nhất của Người mà mọi vị thánh đều tìm cách noi theo.

97. Trước những đòi hỏi cương quyết nảy của Đức Giêsu, bổn phận của tôi là xin các Kitô hữu thừa nhận và đón nhận chúng trong tinh thần cởi mở chân thành, sine glossa, nghĩa là, không bình luận, không suy nghĩ và không kỳ kèo thoái thác, điều có thể làm giảm nhẹ sức mạnh của chúng. Chúa đã nói rất rõ rằng ta không thể hiểu hay sống sự thánh thiện tách khỏi những đòi hỏi này, vì lòng thương xót là “con tim đang đập của Tin Mừng”.81

98. Khi tôi gặp một người ngủ ngoài trời trong một đêm giá lạnh giữa thời tiết xấu, tôi có thể nhìn sinh thể trong cuộn vải ấy như một phiền nhiễu bất chợt, một thứ lười nhác ăn hại, một vật cản trên đường mình đi, một mũi tiêm chích khó chịu vào lương tâm tôi, một vấn đề mà các chính trị gia phải giải quyết, hoặc thậm chí có thể đó là một thứ rác rưởi làm nhơ bẩn nơi công cộng. Hoặc tôi có thể đáp lại với đức tin và đức ái, và nhìn thấy người ấy là một con người với một phẩm giá giống như của tôi, một thụ tạo được Chúa Cha yêu thương vô cùng, một hình ảnh của Thiên Chúa, một anh chị em được Đức Kitô cứu chuộc. Làm Kitô hữu là như thế đó! Hoặc ta có thể hiểu sự thánh thiện mà không có sự nhìn nhận sinh động về phẩm giá của mỗi con người được không?82

99. Đối với các Ki tô hữu, điều này kéo theo một sự bứt rứt lành mạnh và thường xuyên. Mặc dù giúp đỡ chỉ một người mà thôi đã có thể biện chính cho tất cả những nỗ lực của chúng ta, việc ấy cũng chưa đủ. Các giám mục Canada đã diễn tả điều này rõ ràng khi các ngài cho thấy Thánh Kinh dạy về năm Toàn xá, chẳng hạn, rằng ý nghĩa không chỉ đơn thuần là làm một vài việc lành, mà còn là tìm cách thay đối xã hội: “Để các thế hệ sau này cũng được giải thoát, rõ ràng mục tiêu phải là khôi phục các hệ thống xã hội và kinh tế công bằng để sao cho không còn có thế có sự loại trừ nữa”.83

Những ý thức hệ đánh vào trọng tâm của Tin Mừng

100. Tôi rất tiếc đôi khi nhũng ý thức hệ dẫn chúng ta đến hai sai lầm nguy hại. Một đàng, sự sai lầm mà các Kitô hữu tách biệt những đòi hỏi của Tin Mừng ra khỏi mối quan hệ cá vị của họ với Chúa, khỏi sự kết họp nội tâm của họ với Ngài, ra khỏi sự mở lòng trước ân sủng của Ngài. Như thế, Kitô giáo trở thành một loại tổ chức phi chính phủ (ONG), thiếu mất linh đạo ngời sáng được hiển lộ rõ ràng trong đời sống của các thánh như Phanxicô Assisi, Vinh Sơn Phaolô, Têrêsa thành Calcutta và nhiều vị thánh khác. Đối với nhũng vị đại thánh này, sự cầu nguyện, tình yêu Thiên Chúa và việc đọc Tin Mùng không hề làm họ giảm bớt dấn thân say mê và hiệu quả cho tha nhân, mà hoàn toàn ngược lại.

101. Ngược lại, còn có sai lầm ý thức hệ nguy hại khác ta thấy nơi những kẻ hoài nghi sự dấn thân xã hội của người khác, coi đó như là cái gì hời hợt, thế gian, thế tục, duy vật, cộng sản hay dân túy. Hoặc họ tương đối hóa sự dấn thân đó như thế có những vấn đề khác quan trọng hơn, hoặc như thế điều duy nhất đáng kể là một nền đạo đức hay một nguyên tắc nào đó mà họ bảo vệ. Chẳng hạn, việc bảo vệ các thai nhi vô tội cần phải được rõ ràng, dứt khoát và quyết liệt, vì đây là phẩm giá của sự sống con người vốn luôn thánh thiêng và phải được yêu thương bất kể ở giai đoạn phát triển nào. Tuy nhiên, cũng thánh thiêng không kém, đó là sự sống của những người nghèo, những con người đã được sinh ra, những kẻ cùng khổ, nhũng người bị bỏ rơi và bị loại trừ, những kẻ yếu đuối bị buôn bán, những người đau yếu bị làm mồi cho người khác xử cái chết êm dịu được giấu giếm, những người già cả bị bỏ rơi, những hình thức nô lệ mới và mọi hình thức loại trừ.84 Chúng ta không thể ủng hộ một lý tưởng về sự thánh thiện mà lại thờ ơ trước những bất công của thế giới này, trong đó một số người thì chè chén say sưa, tiêu xài hoang phí và chỉ biết mua sắm, hưởng thụ những món hàng mới nhất, trong khi đó những ngưòi khác chỉ đứng nhìn từ xa, và sống trọn cuộc đời mình trong cùng khổ.

102. Chúng ta thường nghe nói đứng trước chủ nghĩa tương đối và những sai lầm của thế giới hiện nay, tình trạng di dân chẳng hạn, là một vấn đề ít quan trọng hơn. Một số người Công giáo coi đó là vấn đề thứ yếu so với những vấn đề đạo đức sinh học “nghiêm trọng”. Một chính khách đang bận tâm đến phiếu bầu cho mình mà nói như thế thì còn có thể hiểu được, nhưng một Kitô hữu thì không, vì đối với họ, thái độ phù hợp duy nhất là đặt mình vào hoàn cảnh của các anh chị em phải liều mạng sống mình để tìm kiếm một tương lai cho con cái họ. Chúng ta không thể nhận ra rằng đây chính là điều mà Đức Giêsu đòi hỏi, khi Người bảo rằng mỗi khi ta đón tiếp khách lạ là ta đón tiếp Người đó sao? (x. Mt 25,35). Thánh Biển Đức đã sẵn sàng làm như thế, và mặc dù điều đó có thể gây “phức tạp”cho cuộc sống các đan sĩ của ngài, ngài vẫn ra lệnh rằng tất cả các khách gõ cửa tu viện phải được đón tiếp “như Đức Kitô”,85 với thái độ tôn kính,86 họ phải cư xử với người nghèo và khách hành hương bằng “tất cả sự ân cần và quan tâm”.87

103. Trong Cựu Ước ta cũng thấy có điều tương tự: “Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức, vì chính các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai cập” {Xh 22,21). “Khi có ngoại kiều cư ngụ với các ngươi trong xứ các ngươi, các ngươi đừng bức hiếp nó. Các ngươi phải đối xử với người ngoại kiều cư ngụ với các ngươi như với một người bản xứ, một người trong các ngươi; các ngươi phải yêu nó như chính mình, vì các ngươi đã từng là ngoại kiều tại đất Ai cập” (Lv 19,33-34). Như thế, đây không phải là điều sáng chế của một Giáo hoàng nào đó hoặc bởi một cơn cuồng nhiệt nhất thời. Cũng trong thế giới hôm nay, chúng ta được mòi gọi đi theo con đường khai sáng thiêng liêng được tiên tri Isaia đề ra khi ngài tự hỏi điều gì đẹp lòng Thiên Chúa. “Chắng

phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục? Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông” (58,7-8).

Sự thờ phượng Thiên Chúa yêu thích nhất

104. Chúng ta có thể nghĩ rằng mình tôn vinh Thiên Chúa chỉ bằng việc thờ phượng và cầu nguyện, hoặc đơn giản bằng cách tuân giữ một số quy tắc đạo đức nào đó. Quả đúng là quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa mới là điều tối thượng, nhưng chúng ta đừng quên ràng tiêu chuẩn để phán xét cuộc đời chúng ta trước hết là những gì mình đã làm cho tha nhân, cầu nguyện là điều quý báu vì cầu nguyện nuôi dưỡng sự hiến thân yêu thương hằng ngày. Việc thờ phượng của chúng ta đẹp lòng Thiên Chúa khi chúng ta hiến mình sống quảng đại, và để cho ơn ban ta nhận được trong cầu nguyện được thể hiện trong khi chúng ta hiến thân cho anh em mình.

105. Cũng vì thế, cách tốt nhất để nhận biết việc cầu nguyện của chúng ta có chân thực hay không, đó là xét xem cuộc sống của mình đã được biến đối tới mức nào trong ánh sáng của lòng thương xót. Vì “lòng thương xót không chỉ là hành động của Chúa Cha; nhưng trở thành tiêu chuẩn để hiểu ai là con cái đích thực của Ngài”.88 Lòng thương xót “là chính nền tảng của đời sống Giáo Hội”.89 Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, mặc dù lòng thương xót không loại trừ công lý và sự thật, “trước hết chúng ta phải nói rằng lòng thương xót là sự viên mãn của công lý và biểu lộ rạng rỡ nhất sự thật của Thiên Chúa”.90 Đó là “chìa khóa dẫn vào Thiên Đàng”.91

106. Ở đây, tôi không thể không nhắc đến câu hỏi Thánh Tôma Aquinô đã đặt ra khi ngài hỏi những hành động nào của chúng ta là cao quý nhất, những việc làm bên ngoài nào biểu lộ rõ nhất tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa. Thánh Tôma không lưỡng lự trả lời rằng đó là những việc làm của lòng thưong xót đối với người lân cận của chúng ta,92 hơn cả những việc thờ phượng của chúng ta: “Chúng ta thờ phượng Thiên Chúa bằng những hy sinh và của lễ bên ngoài, không phải đem lại lợi ích gì cho Ngài, mà cho chính chúng ta và những người lân cận của chúng ta. Quả thật, Ngài không cần những hi lễ của chúng ta, nhưng ngài muốn chúng ta dâng những hy sinh đó cho Ngài, để khơi dậy lòng sùng mộ của chúng ta và sinh ích cho tha nhân. Vì thế, do bởi lòng thương xót mà chúng ta trợ giúp những nhu cầu cấp thiết của người khác, là một hy lễ được Ngài yêu thích hơn vì hướng trực tiếp đến thiện ích của tha nhân”.93

107. Những người thực sự muốn làm vinh danh Thiên Chúa bằng đời sống của mình, những người thực sự ao ước được nên thánh đế biến cuộc đời mình tôn vinh Đấng Thánh, là những người được mời gọi cố gắng dâng hiến bền bỉ trong việc thực thi các công việc của lòng thương xót. Thánh Têrêsa Calcutta rất hiểu điều này: “Vâng, tôi mang nhiều yếu đuối và khốn cùng của phận người. […] Nhưng Thiên Chúa đã đoái thương sử dụng chúng ta, bạn và tôi, để trở nên tình yêu và lòng trắc ẩn của Ngài trong thế giới; bất chấp ta tội lỗi, đớn hèn và nhiều lỗi lầm. Người nhờ chúng ta để yêu thế giới và để cho thấy Người yêu thế giới biết bao. Nếu chúng ta quá quan tâm đến mình, chúng ta sẽ không còn thời giờ cho người khác”.94

108. Chủ nghĩa khoái lạc và tiêu thụ có thể cho thấy sự suy sụp của chúng ta, vì một khi cứ mải mê tìm lạc thú, rốt cuộc chúng ta sẽ quá bận tâm đến bản thân mình, đến các quyền lợi của mình, và chúng ta sẽ cảm thấy bức bối vì thiếu thời giờ để hưởng thụ. Chúng ta sẽ khó mà bận lòng và dành sức lực đế giúp đỡ những người nghèo khổ trừu phi chúng ta có một đời sống giản dị thế nào đó, trừ phi chúng ta đấu tranh chống lại cơn sốt các yêu cầu mà xã hội tiêu thụ đè nặng trên chúng ta, biến chúng ta trở nên nghèo nàn và không thỏa mãn, muốn có và muốn thử mọi sự ngay lập tức. Tương tự như thế, khi chúng ta để mình bị cuốn vào những thông tin hời hợt, các phương tiện truyền thông tức thời và thực tại ảo, chúng ta có thế lãng phí thời giờ quý báu và trở nên dửng dưng trước những xác thể đau khổ của anh em mình. Giữa cơn lốc xoáy hiện nay, Tin Mừng lại vang lên và trao ban cho chúng ta một đời sống khác, một đời sống lành mạnh và hạnh phúc hơn.

109. Chứng từ mạnh mẽ của các thánh được tỏ lộ nơi việc các ngài sống các Mối Phúc và quy luật sống của cuộc phán xét chung thẩm. Chúa Giêsu nói ít lời đơn sơ, nhưng thực tế và hiệu lực đối với mọi người, vì Kitô giáo, trên hết là điều để thực hành. Và nếu nó cũng là một đối tượng nghiên cứu và suy tư, thì điều đó chỉ có giá trị khi nó giúp ta sống Phúc Âm trong cuộc sống hằng ngày. Tôi đề nghị thường xuyên đọc lại các bản văn Thánh Kinh quan trọng này, thường xuyên nhắc đến và cầu nguyện với các bản văn đó, cố gắng thực hiện chúng trong đời sống. Chúng sẽ giúp ích cho chúng ta, chúng sẽ làm cho chúng ta thực sự được hạnh phúc.