(Giới thiệu tông huấn GAUDETE ET EXSULTATE)
3 5. Ở đây, tôi muốn lưu ý hai hình thức thánh thiện sai lệch có thể làm chúng ta lạc lối: thuyết Ngộ đạo (gnosticismo) và thuyết Pêlagiô (pelagianesimo). Đây là hai lạc thuyết đã có từ những thế kỷ đầu của Kitô giáo, nhưng vẫn tiếp tục có mặt cách đáng ngại trong thời đại chúng ta. Cả trong thời đại chúng ta, nhiều Kitô hữu có lẽ không ý thức đã để mình bị lôi cuốn bởi những ý tưởng lừa dối này. Chúng phản ảnh một thứ nội tại thuyết quy nhân (immanentismo antropocentrico), được ngụy trang như một chân lý Công giáo.33 Chúng ta cùng xem xét hai hình thức bảo đảm mang tính giáo thuyết hay kỷ luật này, vốn làm nổi lên “một tầng lóp ưu tú tự yêu và độc đoán (elitarismo narcisista e autoritario), theo đó, thay vì loan báo Tin Mừng thì người ta lại phân tích và xếp loại những người khác, và thay vì mở rộng cửa cho ân sủng người ta lại tốn hao sức lực cho việc thẩm tra. Trong cả hai trường hợp, người ta không thật sự quan tâm đển Đức Kitô Giêsu hay tha nhân”.34
THUYẾT NGỘ ĐẠO ĐƯƠNG ĐẠI
36. Ngộ đạo thuyết giả định “một đức tin hoàn toàn chủ quan, chỉ bận tâm đến một kinh nghiệm nào đó hoặc một tập hợp các lập luận và tri thức được cho là có khả năng đem lại an ủi và soi sáng, nhưng rốt cuộc chỉ giam hãm con người trong nội tại những lý lẽ hay tình cảm của mình mà thôi”.35
Một trí năng không có Thiên Chúa và không có xác thể
37. Tạ ơn Chúa, xuyên suốt lịch sử của Hội Thánh, ta luôn thấy rất rõ ràng là sự hoàn thiện của một con người được đo lường qua mức độ họ sống đức ái, chứ không phải qua những thông tin hoặc tri thức họ có thể có được. “Những người theo ngộ đạo thuyết” không hiểu điều này, bởi vì họ đánh giá tha nhân dựa trên năng lực thấu hiểu chiều sâu của một số đạo lý nào đó. Họ quan niệm trí năng tách biệt khỏi thể xác, và vì thế họ không thể thấu cảm được thân xác đau khổ của Đức Kitô nơi tha nhân, họ như khép kín mình lại trong một từ điển bách khoa về những khái niệm trừu tượng. Rốt cuộc, vì tách thể xác ra khỏi mầu nhiệm, họ nghiêng chiều về “một Thiên Chúa mà không có Đức Kitô, một Đức Kitô không có Hội Thánh, một Hội Thánh không có dân chúng”.36
38. Hẳn đây là một quan điểm hời hợt hư ảo: ở bề mặt xem ra có nhiều chuyển động, nhưng ở bề sâu tinh thần thì bất động và vô cảm. Tuy nhiên, Ngộ đạo thuyết vẫn có một sức hấp dẫn lừa phỉnh đối với một số người, vì hình thức tiếp cận của nó thì chặt chẽ và được cho là tinh tuyền, và tỏ ra có thể đạt đến một sự hài hòa nào đó hoặc một trật tự nào đó bao trùm mọi sự.
39. Nhưng chúng ta phải thận trọng. Tôi không có ý ám chỉ thuyết duy lý vốn thù nghịch với đức tin Kitô giáo. Quan điểm trên đây có thể tồn tại trong Hội Thánh, cả nơi những giáo dân tại các giáo xứ lẫn nơi những người giảng dạy triết học và thần học tại các trung tâm đào tạo. Những người theo khuynh hướng ngộ đạo thuyết nghĩ rằng những giải thích của họ có thể giúp hiểu thấu trọn vẹn toàn bộ đức tin và Tin Mừng. Họ tuyệt đối hóa các lý thuyết của họ và bắt buộc người khác phải chấp nhận lý lẽ của họ. Việc dùng lý trí cách lành mạnh và khiêm tốn nhằm để suy tư về giáo huấn thần học và luân lý của Tin Mừng là một chuyện, còn giản lược giáo huấn của Đức Giêsu chỉ còn là một thứ lý lẽ lạnh lùng và khắc nghiệt nhằm tìm cách thống trị mọi sự là một chuyện khác.37
Một học thuyết không mầu nhiệm
40. Ngộ đạo thuyết là một trong những ý thức hệ tệ hại nhất, vì khi đề cao quá mức tri thức hoặc một kinh nghiệm nhất định, thuyết này xem cái nhìn của mình về thực tại là hoàn hảo. Vì thế, có lẽ không ý thức về điều đó, ý thức hệ này tự nuôi dưỡng chính mình và càng trở thành thiển cận hơn. Nó có thế trở nên hết sức lầm lạc khi tự nguy trang thành một linh đạo xuất thể. Vì Ngộ đạo thuyết, “do tự bản chất muốn làm chú mầu nhiệm”,38 dù là mầu nhiệm Thiên Chúa và ân sủng Ngài, hay mầu nhiệm đời sống của người khác.
41. Khi một ai đó có câu trả lời cho mọi vấn đề, đó là dấu hiệu họ không đi theo con đường đúng đắn. Họ có thể là tiên tri giả, sử dụng tôn giáo cho những mục đích riêng, nhằm phục vụ cho những lý thuyết tâm lý và trí thức của riêng mình. Thiên Chúa siêu việt vô cùng và Ngài luôn bất ngờ đối với chúng ta, chúng ta không phải là người quyết định trong hoàn cảnh lịch sử nào ta sẽ gặp gỡ Ngài. Bởi lẽ thời gian và nơi chốn chính xác của cuộc gặp gỡ này không tùy thuộc chúng ta. Ai muốn mọi sự phải trở nên rõ ràng và chắc chắn, người đó có tham vọng điều khiến sự siêu việt của Thiên Chúa.
42. Chúng ta cũng không thế tham vọng đòi xác định nơi nào không có Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa hiện diện cách mầu nhiệm trong đòi sống của mỗi người theo cách thức Ngài muốn, và chúng ta không thể chối bỏ điều này bởi nhũng xác quyết giả định của chúng ta. Ngay cả khi đời sống của một người nào đó có vẻ hoàn toàn hư hỏng, ngay cả khi chúng ta nhìn thấy đời sống ấy bị hủy hoại bởi những thói xấu hay nghiện ngập, Thiên Chúa vẫn hiện diện ở đó. Nếu chúng ta để cho mình được hưóng dẫn bởi Chúa Thánh Thần hơn là bởi nhũng lý lẽ của mình, chúng ta có thể và phải cố tìm kiếm Chúa trong mỗi cuộc đời con người. Đây là một phần của mầu nhiệm mà suy nghĩ của người theo ngộ đạo thuyết không thể nào chấp nhận, vì mầu nhiệm ấy vượt xa tầm kiểm soát của suy lý này.
Những giới hạn của lý trí
43. Chúng ta không dễ dàng hiểu thấu sự thật đã lãnh nhận từ Chúa, và chúng ta càng gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn diễn đạt sự thật này. Vì thế chúng ta không thể dám chắc rằng cách mình hiểu sự thật lại cho mình cái quyền giám sát chặt chẽ trên đời sống của người khác. Tôi muốn lưu ỷ rằng trong lòng Giáo Hội vẫn tồn tại cách hợp pháp những cách giải thích khác nhau về nhiều khía cạnh của giáo lý và đời sống Kitô hữu, và trong sự đa dạng đó, chúng “giúp giải thích rõ ràng hơn kho tàng phong phú của Lời Chúa”. Quả thực, “đối với những người ước ao có một hệ thống đạo lý đồng nhất buộc mọi người tuân thủ và không chừa chỗ nào cho những sắc thái dị biệt, thì điều đó xem ra không nên có và có thể dẫn đến tình trạng hỗn độn”.39 Quả vậy, một vài trào lưu ngộ đạo đã xem thường tính đơn sơ thực tiễn của Tin Mùng và đã tìm cách thay thế vị Thiên Chúa Ba Ngôi và nhập thể bằng Duy Nhất Tính tối thượng, trong đó sự da dạng phong phú của lịch sử biến mất.
44. Thực ra, đạo lý, hay nói đúng hơn, cách ta hiểu và diễn đạt đạo lý, “không phải là một hệ thống đóng kín, thiếu khả năng năng động có thể đặt ra những vấn đề, những nghi vấn, những câu hỏi… Những vấn đề của dân chúng, những đau khổ, những tranh đấu, những ước mơ, những thử thách và những lo âu của họ, tất cả đều có giá trị thông diễn (ermeneutico) mà chúng ta không thể xem nhẹ nếu coi trọng nguyên lý nhập thể. Những câu hỏi của họ giúp chúng ta tự chất vấn mình, và những chất vấn của họ chất vấn chúng ta”.40
45. Một sự lầm lẫn nguy hiểm thường nảy sinh. Chúng ta có thể nghĩ rằng vi mình biết một điều gì đó, hoặc có thể giải thích điều ấy bằng những lý lẽ nào đó, thì chúng ta đã nên thánh thiện, hoàn hảo và tốt hơn “đám đông dốt nát” kia. Thánh Gioan Phaolô II đã cảnh báo những người được học cao hiểu rộng trong Hội Thánh về cơn cám dỗ “cách nào đó cảm thấy mình vượt trội hơn những tín hữu khác”.41 Thực ra, khi chúng ta nghĩ mình hiểu biết điều gì, thì sự hiểu biết đó phải luôn là động lực giúp chúng ta đáp lại tình yêu Thiên Chúa cách trọn vẹn hơn. Thật vậy, “người ta học để sống: thần học và sự thánh thiện không thể tách rời nhau”.42
46. Khi Thánh Phanxicô Assisi nhận thấy một số học trò của ngài dấn thân vào việc giảng dạy, ngài muốn họ tránh xa cám dỗ của thuyết Ngộ đạo. Ngài đã viết cho Thánh Antôn Pađôva: “Tôi vui lòng về việc anh dạy thần học cho các anh em, miễn là anh đừng dập tắt tinh thần cầu nguyện và đạo đức trong khi nghiên cứu ngành học này”.43 Thánh Phanxicô đã nhận ra cám dỗ biến kinh nghiệm Kitô giáo thành một hệ thống thao luyện trí thức, rốt cuộc sẽ làm chúng ta xa rời sự tươi mát của Tin Mừng. Mặt khác, Thánh Bônaventura đã lưu ý rằng sự khôn ngoan Kitô giáo đích thật chẳng bao giờ có thể bị tách biệt khỏi lòng thương xót đối với người thân cận: “Sự khôn ngoan lớn nhất có thể tùy thuộc ở việc phân phối cách hiệu quả những gì ta có, những gì đã được trao ban chính là để hiến dâng. Cũng như lòng thương xót là bạn đồng hành của khôn ngoan, lòng tham lam là kẻ thù của khôn ngoan”.44 “Có những hoạt động, khi được kết hợp với chiêm niệm, chẳng những không gây cản trở cho việc chiêm niệm, mà còn tạo thuận lợi hơn cho việc chiêm niệm, chẳng hạn như những công việc của lòng thương xót và sùng mộ”.45
THUYẾT PÊLAGIÔ CỦA NGÀY NAY
47. Ngộ đạo thuyết đã mở đường cho một lạc thuyết khác, nay cũng đang tồn tại trong thời đại chúng ta. Theo dòng thời gian, nhiều người đã bắt đầu nhận ra không phải kiến thức làm cho chúng ta nên tốt hơn hoặc biến ta thành những vị thánh, nhưng là phẩm hạnh đời sống của bản thân. Tuy vậy, điều này đã bị biến chất cách tinh vi, dẫn ta trở lại với những sai lầm cổ xưa của ngộ đạo thuyết, và như thế những sai lầm ấy chỉ đơn thuần được biến dạng, mà chưa được loại bỏ.
48. Năng lực mà những người ngộ đạo đã gán ghép cho trí tuệ, giờ đây những người khác lại bắt đầu gán ghép cho ý chí con người, cho những cố gắng cá nhân. Thế là xuất hiện những người theo thuyết Pêlagiô và bán-Pêlagiô. Giờ đây không phải trí tuệ chiếm lấy vị trí của mầu nhiệm và ân sủng, nhưng là ý chí con người. Họ đã quên rằng “mọi sự không phải do ý muốn hay cố gắng chạy vạy của người ta, nhưng do Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót” (Rm 9,16) và “Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (x. 1 Ga 4,19).
Một ý chí thiếu khiêm nhường
49. Những người thuận theo tâm thức Pêlagiô và bán-Pêlagiô, dù nồng nhiệt nói đến ân sủng của Thiên Chúa, “nhưng cuối cùng chỉ tin vào năng lực của bản thân và coi mình hơn những người khác, bởi vì họ chu toàn một số quy luật hoặc kiên định trung thành với một lối sống Công giáo nào đó”.46 Khi một số trong họ nói với người yếu đuối rằng mọi sự đều có thể đạt được nhờ ơn Chúa, thì trong thâm tâm họ có xu hưóng nghĩ mọi sự đều có thể đạt được nhờ ý chí con người, như thể ý chí ấy là một thứ gì đó tinh tuyền, hoàn hảo, toàn năng, và ân sủng chỉ đến để bổ sung thêm mà thôi. Họ không muốn nhìn nhận rằng “không phải ai cũng có thể làm được mọi sự”,47 rằng trong cuộc đời này những yếu đuối của con người không được chữa lành hoàn toàn và dứt khoát bởi ân sủng.48 Trong mọi trường họp, như Thánh Augustinô đã dạy, Thiên Chúa yêu cầu bạn hãy làm điều bạn có thể và hãy cầu xin điều bạn không thể,49 hoặc nói với Ngài cách khiêm tốn: “Xin hãy ban điều Chúa truyền dạy và xin hãy truyền dạy điều Chúa muốn”.50
50. Sau cùng, nếu không chân thành và đau đớn nhìn nhận những giới hạn của bản thân trong cầu nguyện, thì điều đó sẽ không cho phép ân sủng hoạt động hữu hiệu trong chúng ta, vì không còn chỗ cho ân sủng làm trổ sinh những thiện hảo tiềm ẩn vốn gắn liền với một tiến trình trưởng thành chân thực.51 Thật ra, vì xây dựng trên tự nhiên, ân sủng không biến chúng ta thành siêu nhân ngay tức khắc. Lối suy nghĩ này cho thấy người ta quá tin tưỏng vào những khả năng của mình. Như thế, ẩn bên dưới sự chính thống của mình, những thái độ của chúng ta có lẽ không tương họp với những gì mình khẳng định về sự cần thiết của ân sủng, và trong thực tế, rốt cuộc chúng ta có thể chẳng tin tưởng vào ân sủng bao nhiêu. Quả thật, nếu như không nhìn nhận thực tế cụ thể và giới hạn của mình, chúng ta sẽ không thể nhận ra những bước tiến thực sự mà Thiên Chúa có thế đòi hỏi chúng ta ở mỗi thời điểm, một khi chúng ta được ân sủng của Ngài lôi cuốn và tăng thêm sức mạnh. Ân sủng hành động trong lịch sử; ân sủng thưòng nắm giữ và dần dần biến đổi chúng ta.52 Nếu chúng ta từ chối thực tại lịch sử và tiệm tiến này, chúng ta thật ra cũng có thể từ chối và ngăn cản ân sủng, cho dù chúng ta có tán dưong ân sủng bằng lời lẽ của mình.
51. Khi Thiên Chúa ngỏ lời với ông Abraham, Ngài bảo: “Ta là Thiên Chúa Toàn Năng. Ngươi hãy bước đi hước mặt Ta và hãy sống hoàn hảo” (St 17,1). Để nên hoàn hảo như Thiên Chúa muốn, chúng ta cần phải hiện diện khiêm hạ trước thánh nhan vinh quang của Ngài. Chúng ta cần phải tiến bước trong sự kết hợp với Ngài, đồng thời nhận ra mình luôn được Ngài yêu thương. Chủng ta cần loại bỏ nỗi sợ hãi trước sự hiện diện của Ngài, sự hiện diện vốn chỉ mang lại điều thiện hảo cho chúng ta. Thiên Chúa là người Cha đã ban tặng sự sống cho chúng ta và rất mực yêu thương chúng ta. Một khi chúng ta biết chấp nhận Ngài, và không còn cố sống cuộc đời mình mà không cần đến Ngài, thì nỗi phiền muộn cô đơn sẽ tan biến (x. 7V 139,7). Nếu chúng ta không còn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình, và nếu chúng ta sống trong sự hiện diện của Ngài, chúng ta có thể để cho Ngài dò xét con tim chúng ta, để Ngài biết liệu nó có đi trên đường ngay nẻo chính hay không (x. 7V 139,23-24). Bằng cách này, chúng ta sẽ nhận ra ý Chúa, biết đâu là điều đẹp lòng Ngài và đâu là điều hoàn hảo (x. Rm 12,1-2), và chúng ta sẽ để cho Ngài nặn đúc mình như một người thợ gốm (x. Is 29,16). Chúng ta thường nói rằng Thiên Chúa ở trong chúng ta, nhưng tốt hơn nên nói rằng chúng ta ở trong Ngài, và Ngài giúp chúng ta sống trong ánh sáng và tình yêu của Ngài. Ngài là đền thờ của chúng ta; chúng ta khấn xin được cư ngụ trong nhà Chúa mọi ngày suốt cuộc đời (x. Tv 27,4). “Vì một ngày tại khuôn viên thánh điện quý hơn cả ngàn ngày ở nơi đâu khác” (x. Tv 84,11). Ở trong Ngài chúng ta được nên thánh.
Một giáo huấn của Giáo Hội thường bị lãng quên
52. Hội Thánh vẫn thường dạy rằng chúng ta được công chính hóa không phải bởi các việc làm hay những nỗ lực của bản thân, nhưng nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Đấng luôn đi bước trước. Các giáo phụ, ngay cả trước Thánh Augustinô, đã diễn đạt xác tín nền tảng này cách rõ ràng. Thánh Gioan Kim Khấu đã nói rằng Thiên Chúa tuôn đổ chính nguồn mạch các ân sủng của Ngài cho chúng ta trước cả khi chúng ta bước vào cuộc chiến đấu.53 Thánh Basiliô Cả đã lưu ý rằng người tín hữu chỉ được vinh quang trong Chúa mà thôi, bởi “họ nhận biết rằng mình không có sự công chính đích thực và được công chính hóa, nhưng chỉ nhờ lòng tin vào Chúa Kitô mà thôi”.54
53. Công đồng Orange II, với thẩm quyền vững chắc đã truyền dạy rằng không ai có thể đòi hỏi, xứng đáng, hay mua được ân sủng của Thiên Chúa, và mọi sự cộng tác với ân sủng đều là ơn được ban trước của chính ân sủng ấy: “Ngay cả ước muốn được thanh tẩy cũng là hiệu quả của Thánh Thần tuôn tràn và hoạt động nơi chúng ta”.55 Tiếp nối giáo lý này, Công đồng Trentô, ngay khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự cộng tác của chúng ta trong sự tăng trưởng thiêng liêng, cũng đã khẳng định lại: “Chúng ta được dạy rằng chúng ta được công chính hóa cách nhưng không, bởi vì không có điều gì đi trước sự công chính hóa, không phải đức tin cũng không phải việc làm xứng đáng với ơn công chính hóa; vì ‘nếu nhờ ân sủng, thì không phải do việc làm nữa, chẳng vậy ân sủng sẽ không còn là ân sủng nữa’ (Rm 11,6)”.56
54. Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo cũng nhắc chúng ta rằng ân sủng thì “vượt trên mọi tài năng của trí tuệ và sức mạnh của ý chí nhân linh”,57 và “trước mặt Thiên Chúa, theo đúng nghĩa, con người không có công trạng gì. Giữa Thiên Chúa và chúng ta có một sự bất bình đẳng vô cùng”.58 Tình bạn của Ngài vô cùng siêu vượt trên chúng ta. Ta không thế mua được tình bạn ấy bằng những việc làm của mình; nó chỉ có thể là một ơn ban do sáng kiến yêu thương của Ngài mà thôi. Vì thế, chúng ta được mời gọi sống trong niềm tri ân hoan hỉ bởi ân ban mà mình hoàn toàn bất xứng này, vì “khi một người nhận được ân sủng, thì ân sủng đã nhận được ấy không bởi người ta xứng đáng”.59 Các thánh không cậy dựa vào việc làm của chính mình: “Vào lúc hoàng hôn của cuộc đời, con sẽ ra trước nhan Chúa với đôi tay trống rỗng, vì, lạy Chúa, con không xin Chúa kể đến những việc làm của con. Mọi việc công chính của chúng con đều hoen ố trước mắt Ngài”.60
55. Đây là một trong những xác tín lớn mà Hội Thánh đã nắm vừng và đã diễn tả rõ ràng trong Lời Chúa đến độ không còn có thể nghi ngờ gì nữa. Cũng như điều răn trọng nhất về yêu thương, chân lý ấy phải ghi dấu ấn trên lối sống của chúng ta, bởi lẽ chân lý ấy khởi nguồn từ trọng tâm của Tin Mừng và mời gọi ta không những đón nhận bằng lý trí nhưng còn phải làm cho nó thành một nguồn vui lan tỏa. Tuy nhiên, chúng ta không thể mừng vì ơn huệ nhưng không này, tức là tình bạn với Thiên Chúa, trừ khi chúng ta nhận ra rằng cả đời sống trần thế và các khả năng tự nhiên của chúng ta cũng là ơn huệ Thiên Chúa ban. Chúng ta phải “hân hoan nhìn nhận rằng đời sống của chúng ta là một quà tặng và cũng nhận ra rằng tự do của chúng ta là một ân sủng. Đây không phải là điều dễ dàng trong thời đại hôm nay, giữa một thế giới vốn nghĩ rằng tự mình có thể sở hữu được điều gì đó, như thể là thành quả của sáng kiến hay tự do của chính mình”.61
56. Chỉ nhờ ơn Chúa được đón nhận cách tự do và khiêm tốn, chúng ta mới có thể cộng tác vào sự biến đổi bản thân ngày càng tốt hơn bằng những cố gắng của mình.62 Trước hết, chúng ta phải thuộc về Thiên Chúa. Chúng ta dâng hiến chính mình cho Ngài, Đấng luôn đi bước trước, và dâng cho Ngài các khả năng, các cố gắng dấn thân, cuộc chiến chống lại sự dữ và khả năng sáng tạo của chúng ta, để ơn huệ nhưng không của Ngài được lớn lên và tăng trưởng trong chúng ta: “Vì thế, anh em thân mến, tôi nài xin anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa.” (Rm 12,1). Chính vì thế, Giáo Hội đã luôn dạy rằng duy chỉ đức ái mới có thế làm tăng trưởng đời sống ân sủng, vì “nếu tôi không có đức ái, thìtôi chẳng là gì” (1 Cr 13,2).
Những người theo thuyết Tân Pêlagiô
57. Thế nhưng vẫn còn một số Kitô hữu cố đi theo con đường khác: con đường công chính hóa bằng nỗ lực riêng của mình, nghĩa là tôn thờ ý chí phàm nhân và các khả năng của con người. Hệ quả từ đó là họ tự mãn cho mình là trung tâm và là thành phần ưu tú, nhưng không có tình yêu đích thật. Điều này biểu hiện qua nhiều thái độ có vẻ rất khác nhau: bị ám ảnh bởi luật lệ, bận tâm đến vẻ hào nhoáng của các lợi lộc xã hội và chính trị, chăm chút phô trương đến phụng vụ, đạo lý và uy tín của Hội Thánh, kiêu hãnh về khả năng xử lý các vấn đề thực tế, và quá lo lắng đến những chương trình tự quản và tự thể hiện mình. Một số Kitô hữu tốn thời gian và sức lực cho những điều đó, thay vì để mình được Thần Khí hướng dẫn trên con đường yêu thương, và hăng say truyền thông vẻ đẹp và niềm vui của Tin Mừng, cũng như tìm kiếm những con người còn xa cách giữa đám đông bao la đang khao khát Đức Kitô.63
58. Thường khi, vì đi ngược với sự thúc đẩy của Thần Khí, đời sống của Giáo Hội trở thành một món mẫu của bảo tàng hay của riêng một thiếu số ưu tuyến. Điều này xảy ra khi một số nhóm Kitô hữu đề cao thái quá một số quy tắc, tập tục hay những lối hành xử riêng nào đó. Khi ấy, Tin Mừng có nguy cơ bị giản lược và bị bóp nghẹt, bị tước mất tính đơn sơ, sức hấp dẫn và hương vị của nó. Đây có thể là một hình thức tinh tế của khuynh hướng Pêlagiô, vì nó có vẻ như đặt đời sống ân sủng lệ thuộc vào một số cơ cấu nhân loại. Hình thức này có thể tác động đến các nhóm, phong trào và các cộng đoàn, và điều này giải thích tại sao rất thường khi họ khởi đầu với một sức sống hết sức mạnh mẽ trong Thần Khí, nhưng kết cục chỉ là khô cằn… hay hư hoại.
59. Nếu không lưu ý đến điều đó mà cứ tin rằng mọi sự đều tùy thuộc vào nỗ lực của con người được định hướng bởi nhũng quy tắc và những cơ cấu Giáo Hội, chúng ta sẽ làm cho Tin Mừng trở nên phức tạp và biến mình thành nô lệ cho một khung cơ chế vốn chừa rất ít chỗ cho ân sủng hoạt động. Thánh Tôma Aquinô đã nhắc chúng ta rằng các giới luật được Giáo Hội thêm vào Tin Mừng nên được áp dụng cách chừng mực, “để đời sống của người tín hữu không hóa ra nặng nề”, vì như vậy tôn giáo của chúng ta sẽ biến thành một hình thức nô lệ.64
Tóm lược Lề Luật
60. Để tránh điều đó, chúng ta nên thường xuyên ghi nhớ rằng có một phẩm trật các nhân đức và chúng mời gọi ta tìm kiếm điều cốt yếu. Trên hết là các nhân đức đối thần, nhận Thiên Chúa là đối tượng và động lực còn đức ái là trọng tâm. Thánh Phaolô nói rằng điều thật sự đáng kể là “đức tin hành động nhờ đức ái” (GI 5,6). Chúng ta được mời gọi phải cố hết sức để duy trì đức ái: “Ai yêu người thì đã chu toàn Lề Luật… vì yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy” (Rm 13,8.10). “Vì tất cả Lề Luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Gl 5,14).
61 . Nói cách khác, giữa một rừng dày đặc các mệnh lệnh và quy tắc, Chúa Giêsu soi tỏ một lối đường giúp nhìn thấy hai khuôn mặt, đó là khuôn mặt của Chúa Cha và khuôn mặt của người anh em. Người không trao thêm cho chúng ta hai công thức hay hai điều răn. Người trao cho chúng ta hai khuôn mặt, hay đúng hơn, chỉ một mà thôi: đó là khuôn mặt của Thiên Chúa được phản chiếu nơi nhiều khuôn mặt khác. Vì nơi mỗi anh chị em mình, đặc biệt là những người bé mọn, yếu đuối, cô thế và những người túng thiếu, chúng ta gặp thấy chính hình ảnh Thiên Chúa. Thật vậy, với những mảnh đời nhân loại mỏng giòn này, Chúa sẽ làm nên tuyệt phẩm nghệ thuật chung cuộc của Ngài. Bởi vì “cái gì sẽ tồn tại, cái gì có giá trị trong đời sống, của cải nào không mất đi? Chắc chắn là hai điều này: Thiên Chúa và tha nhân. Hai của cải này sẽ không mất được!”65
62. Nguyện xin Thiên Chúa giải thoát Hội Thánh khỏi các hình thức mới của thuyết Ngộ đạo và thuyết Pelagiô đang làm rối rắm và kìm hãm Hội Thánh trên đường nên thánh! Những sai lạc này mang những hình thức khác nhau, tùy theo tính khí và tính cách của mỗi người. Vì vậy, tôi khuyên nhủ mỗi người nên lự vấn và phân định trước mặt Thiên Chúa để xem những sai lạc ấy có thể tồn tại trong đời sống mình như thế nào.