Giáo Hội hoàn vũ, Khảo luận tổng hợp, Tài liệu Huấn Giáo, Tài liệu Phụng Vụ

TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐÂY ?

Sức hấp dẫn của thế giới bên ngoài nhà thờ hiện nay lớn hơn và mạnh mẽ hơn bên trong nhà thờ, vì vậy chúng ta cần phải ý tứ, kẻo chúng ta sẽ để cho sự tạm ngưng Thánh lễ khiến mình không còn nghe được những tiếng thì thầm của Chúa nữa. (1V 19,11-13). 
Dưới đây là một số phương cách để chú tâm. Hãy dành cho Chúa khoảng thời gian không chỉ tương đương với giờ tham dự Thánh lễ, mà còn nhiều hơn một giờ thông thường, vì biết rằng Chúa không hề chịu thua sự quảng đại của ta. 

Cảm nhận đức tin, Giáo Hội hoàn vũ, Giáo luận, Tài liệu Huấn Giáo

COVID-19 VÀ GIỮ ĐẠO

Vâng, Covid-19 đặt chúng ta, những người Kitô hữu vào một hoàn cảnh mà phần đông chưa bao giờ thấy. Ở vào hoàn cảnh đặc biệt này, chúng ta cần hiểu biết chính xác ý nghĩa và giá trị đức tin của các quyết định từ các đấng bản quyền, để không ai, không thế lực thần dữ nào có thể lợi dụng tình thế hầu làm suy yếu ở chúng ta đức tin, và lòng tin tưởng, tín nhiệm ở Mẹ Hội Thánh.

Cảm nhận đức tin, Giáo Hội hoàn vũ, Giáo luận, Khảo luận tổng hợp, Tài liệu Huấn Giáo

CHIẾN THUẬT TÂM LINH TRƯỚC COVID-19

Phương thức thứ hai là gặp gỡ Chúa Kitô trong những người dễ bị tổn thương nhất và anh trích dẫn Mátthêu 25: “khi Ta đói các con cho Ta ăn…”. Chương này được Thánh Gioan Kim Khẩu bình luận rất hay: “Anh chị em tôn kính mình thánh Chúa Kitô ư? Anh chị em đừng bỏ rơi Người khi Người trần truồng; khi tôn kính Người ở đây [trong nhà thờ] bằng phẩm phục lụa là, anh chị em đừng quên Người đang chết rét và trần truồng ờ ngoài kia… Nào được ích chi, nếu bàn thánh Người quả đầy chén vàng, nhưng Người chết vì đói?”

Giáo luận, Khảo luận tổng hợp, Tìm hiểu linh đạo

KHỔ CHẾ TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU

Nhìn dưới ánh sáng của đức mến kết hiệp với Đức Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, người ta tái khám phá giá trị cứu độ của những đau khổ: bệnh tật, già nua, cơ cực… Những đau khổ đó xảy đến ngoài ý muốn của ta, chứ không do chúng ta chọn lựa. Tuy nhiên thay vì chịu đựng cách miễn cưỡng, chúng ta có thể lợi dụng cơ hội để kết hợp với Chúa Kitô trong công trình cứu chuộc nhân loại: những đau khổ có thể biến thành hy lễ cầu nguyện cho tha nhân được ơn cứu độ.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Gương chứng tá, Tài liệu Phụng Vụ

PHÉP LẠ CỦA NGƯỜI NGHÈO CÔNG CHÍNH GIUSE

Và quả thật, trong lịch sử Giáo Hội, không thiếu những chứng từ can thiệp đặc biệt của Thánh Cả Giuse dành cho những ai chạy đến kêu cầu người như chứng từ của thánh nữ tiến sĩ Têrêsa Avila (thế kỷ 16, nhà cải cách Dòng Carmel), hay thánh André Bessette (thế kỷ 20, người thiết lập trung tâm hành hương kính Thánh Giuse Oratory’ st. Joseph trên đồi Mount Royal ở Canada)…Phải chăng đó là “phép lạ của người nghèo công chính Giuse” !

Cảm nhận đức tin, Giáo luận

MÙA CHAY, ĐẠI DỊCH VÀ SÁM HỐI

Như cộng đoàn Do Thái khi xưa, tin tưởng vào một Thiên Chúa “chậm giận và giàu lòng xót thương” (Tv, 103, 8), chúng ta tin rằng, Thiên Chúa sẽ sửa lại những thiệt hại do tội lỗi con người chúng ta gây nên. Quả thực, ơn cứu độ của Chúa phục sinh không chỉ chữa lành vết thương nơi tâm hồn tội lỗi chúng ta, ơn cứu độ ấy còn có sức biến đổi thế giới, biến đổi cấu trúc bất công trong xã hội. Tuy nhiên, để làm được điều đó, Thiên Chúa cần chúng ta hợp tác.

Giáo luận, Khảo luận tổng hợp

COVID-19 VÀ DẤU CHỈ THỜI ĐẠI

Dù trong hoàn cảnh thuận lợi hoặc khó khăn, khỏe mạnh hay dịch bệnh, Giáo Hội, Thiên Chúa vẫn luôn mời gọi mỗi người nhạy bén nhận ra dấu chỉ thời đại. Nó đang diễn ra trước mắt chúng ta. Ước gì mỗi người lắng nghe được tiếng nói của Chúa Thánh Thần đang lớn tiếng trong cơn dịch này.

Giáo Hội hoàn vũ, Lời Mẹ Hội Thánh, Văn kiện ĐGH

TÔI BẢO ANH: HÃY CHỖI DẬY

Nếu các con cho đi, sẽ có người đón nhận. Như một người nữ trẻ từng nói: “Hãy rời cái ghế dài khi bạn thấy một cái gì đẹp, và thử, và làm một cái gì đó tương tự”. Cái đẹp đánh thức đam mê. Và nếu một người trẻ đam mê điều gì, thậm chí là về một ai đó, anh ấy hoặc cô ấy sẽ thức dậy, đứng lên và bắt đầu làm những điều tuyệt vời. Những người trẻ trỗi dậy từ “cõi chết”, sẽ trở thành nhân chứng cho Chúa Giêsu và cống hiến đời mình cho Người.

Gương chứng tá

PHỤC VỤ ĐỨC KITÔ NƠI NHỮNG NGƯỜI BÉ MỌN

Trong lễ phong chân phước năm 1991 ở Kraków, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Chính trong thành phố này mà ngài đã hoạt động, đã chịu đau khổ và đã nên thánh. Trong khi sống theo tinh thần của Thánh Phanxicô, ngài vẫn đáp ứng một cách phi thường với tác động của Chúa Thánh Thần” (Báo L’Observatore Romano, tập 34, số 4, 1991).

Giáo Hội hoàn vũ

COVID-19 VÀ GIÁO ĐÔ RÔMA

Cuối cùng, các giám mục Ý đảm bảo “sự gần gũi qua cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng và gia đình họ; cho những người già, những người bị cách ly; cho các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế, cho dịch vụ quý giá và cao cấp của họ; cho những người lo lắng về hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này ở mức độ lao động và kinh tế; cho những người có trách nhiệm khoa học và chính trị để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.”

Chia sẻ Lời Chúa, Giáo Hội Việt Nam, Tài liệu Phụng Vụ

HAI MƯƠI NĂM “Á THÁNH ANRÊ PHÚ YÊN”

Không những chúng ta cầu nguyện với ngài, mà chúng ta còn cầu nguyện cho ngài sớm được Giáo Hội tuyên phong lên hàng Hiển thánh, để tấm gương của ngài càng trở nên sáng chói hơn, xứng với sự nhiệt thành tông đồ và cuộc tử đạo anh hùng của ngài, trong khi hướng đến sinh nhật lần thứ 400 của ngài sẽ được giáo phận Qui Nhơn cử hành trọng thể vào năm 2025.

Giáo Hội hoàn vũ, Lời Mẹ Hội Thánh, Văn kiện ĐGH

HÃY LÀM HOÀ VỚI THIÊN CHÚA (2 Cr 5,20)

Năm nay, một lần nữa, Chúa ban cho chúng ta một thời gian thuận tiện để chuẩn bị cử hành, với trái tim được canh tân, Mầu nhiệm vĩ đại về sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu, là mấu chốt đời sống Kitô hữu với tư cách cá nhân cũng như cộng đoàn. Tâm trí chúng ta phải không ngừng trở về với mầu nhiệm này, vì nó không ngừng lớn lên trong chúng ta theo mức độ chúng ta mở lòng ra với sự năng động thiêng liêng của nó và bằng sự đáp trả cách tự do và quảng đại.

Gương chứng tá

KHÔNG CÓ CHÚA, CUỘC SỐNG VÔ NGHĨA

Năm 2013, bà Marianna qua đời. Trước đó, cuộc đời của bà được kể lại trong một cuốn sách dưới dạng tự truyện với tựa đề “Mẹ của một vị thánh. Chứng tá cảm động của Marianna Popieluszko”. Nội dung kể lại bà là một người thích sống và nói chuyện với mọi người xung quanh, thích kể những câu chuyện hài hước. Nhưng trên hết, bà muốn chia sẻ với mọi người những gì bà đã trải nghiệm, điều gì là chính yếu trong cuộc sống, ý nghĩa cuộc đời: Hãy tin vào Chúa trước. Không có Chúa, cuộc sống không có ý nghĩa. Chúng ta phải tỉnh thức để nhận ra Chúa luôn hiện diện trong chúng ta bởi vì với đức tin luôn có chiến thắng.

Góc nhìn văn hoá, Khảo luận tổng hợp, Xã luận

ĐIỀU CẦN TRONG CƠN ĐẠI DỊCH : TÂM HỒN VÀ TÍN NGƯỠNG

Cùng là cái chết, có người trong sợ hãi mờ mịt mà qua đời, có người lại trong niềm tin lên Thiên đường mà rời khỏi dương gian. Nhìn thấy người nhiễm bệnh ở Trung Quốc sợ hãi trước khi chết, lại thấy các tín đồ Cơ Đốc bình tĩnh chờ đợi thời điểm về với Chúa, ta mới hiểu rõ: Thì ra thống khổ lớn nhất của những người Vũ Hán không phải trên thể xác, mà là ở tâm hồn, một tâm hồn héo úa không có tín ngưỡng, không có niềm tin.
Sinh tử không phải chỉ là lời nói huênh hoang, người Trung Quốc hiện nay, thực sự cần một tín ngưỡng, cần một tín ngưỡng cao thượng đúng đắn.

Giáo Hội hoàn vũ, Gương chứng tá

NHỮNG TÌNH YÊU ĐẸP MÙA VALENTINE

Kỳ lễ Valentine sắp đến, nhiều cặp đôi đang lên kế hoạch ăn mừng lễ bên nhau ở một buổi tiệc lãng mạn nào đó, trong khi nhiều người khác thì không để ý mấy. Với những người vừa thất tình thì ngày lễ khá là khó chịu; cả thế giới đang yêu, còn mình thì đang đau. Nếu bạn cũng đang phải đấu tranh với tình trạng đau khổ này thì đừng lo, có một số vị Thánh có thể giúp bạn vì các ngài cũng từng trải qua cảnh ấy.

Góc nhìn văn hoá, Khảo luận tổng hợp

KHÔNG CÓ “ÔNG TỔ DUY NHẤT” CỦA CHỮ QUỐC NGỮ

“Trong buổi sơ khai, chúng ta có nêu lên đóng góp của một số người ở một số trung tâm nhất định, nhưng thật khó và không thể xác định được tên tuổi một người ở một nơi vào một thời điểm cụ thể được coi là người và nơi đầu tiên sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Trên quan niệm như vậy, tôi nghĩ rằng trong buổi đầu, nhiều giáo sĩ Dòng Tên, đi tiên phong là người Bồ, người Ý, đã tham gia vào quá trình Latinh hóa chữ viết của người Việt, để lại những chữ Quốc ngữ đầu tiên. Ba trung tâm đã góp phần vào quá trình này là Nước Mặn, Hội An, Dinh Chiêm với tên tuổi của Francesco Buzomi, Cristoforo Borri, Francisco de Pina trong những năm 1618-1623 rồi tiếp theo là Alexandre de Rhodes, Gaspar Luiz, Antonio de Fontes những năm 1625-1626. Có thể coi đó là ba dòng suối đầu tiên tạo nên dòng sông chữ Quốc ngữ. Nếu xem xét sâu hơn về những chứng cứ văn bản có chữ Quốc ngữ thì trong ba trung tâm đó, trung tâm Nước Mặn có phần sớm hơn với sự hiện diện của chữ Quốc ngữ trong cuốn sách của Borri viết năm 1621 và xuất bản lần đầu năm 1631”