Góc nhìn văn hoá, Khảo luận tổng hợp, Xã luận

DỊCH CORONA HAY LÒNG NGƯỜI “MẮC DỊCH”

Thất bại của những người có trách nhiệm trực tiếp trong cơn đại dịch Corona thật ra không phải chỉ là thất bại của một đường lối chính trị hay một chiến lược quản trị. Đúng hơn và sâu xa hơn, đó là thất bại của một nền luân lý đã không đặt giá trị sinh mạng con người ở mức tối thượng.

Giáo Hội hoàn vũ, Gương chứng tá, Tài liệu Phụng Vụ

NHỮNG “SAMURAI” CỦA NƯỚC TRỜI

Ngày 5 tháng 2 năm 1597, hai mươi sáu Ki-tô hữu đã bị đóng đinh thập giá ở Na-ga-xa-ki (Nhật Bản). Trong số đó có những nhà truyền giáo từ châu Âu đến như các tu sĩ dòng Tên và dòng Phan-xi-cô, nhưng còn có cả những tu sĩ Nhật Bản như thánh Phao-lô Mi-ki (sinh khoảng năm 1564/1565) và mười bảy giáo dân gồm: các giáo lý viên, các người thông ngôn, hai bác sĩ và các trẻ em nữa. Tất cả đều tươi cười, nhiều người còn ca hát khi chịu chết để làm chứng cho Chúa Kitô.

Cảm nhận đức tin, Giáo Hội hoàn vũ, Gương chứng tá

“THỪA SAI GIƯỜNG BỆNH”. TẠI SAO KHÔNG?

Vào ngày 02 tháng 7 năm 1995, thiếu nữ trẻ đã qua đời trong bình an khi chưa tròn 16 tuổi. Hoa trái của một mùa xuân truyền giáo mới đã nở hoa từ đời sống cầu nguyện và hy sinh của nhà truyền giáo âm thầm: Hội Nhi đồng Truyền giáo Cuba nhận được hàng chục lá thư từ các giám mục mong muốn tổ chức này được thành lập trong các giáo phận.

Gương chứng tá, Tài liệu Phụng Vụ

ANÊ – MỘT “LỜI CHỨNG KÉP”: TIẾT HẠNH VÀ ĐỨC TIN

Có lẽ bạn thấy được tên lý hình đang run sợ như chính hắn bị tuyên án, thấy tay tên đao phủ run rẩy giơ lên, sợ xanh mặt, vì cô bé lâm nguy, trong khi cô chẳng sợ nguy hiểm gì cho mình. Vậy trong một lễ vật hy sinh, các bạn có hai lời chứng: lời chứng về tiết hạnh và lời chứng về đức tin. Cô đã giữ vững đức đồng trinh và được phúc tử đạo.

Gương chứng tá

CUỘC ĐỜI CHO GIỚI TRẺ VÀ DÂN NGHÈO

Thầy Miller viết thêm: “Tôi đã là tu huynh của các dòng Lasan gần 20 năm nay và dấn thân để ơn gọi của tôi ngày càng thêm mạnh mẽ hơn trong công việc của tôi ở Trung Mỹ. Tôi cầu xin Chúa ban ơn và sức mạnh để phục vụ Người một cách trung thành giữa những người nghèo và bị áp bức ở Guatemala. Tôi đặt sự sống của tôi trong sự Quan phòng của Người. Tôi tin tưởng vào Người.”

Giáo Hội hoàn vũ, Lời Mẹ Hội Thánh, Văn kiện ĐGH

NGƯỜI MỞ TRÍ CHO HỌ (APERUIT ILLIS)

“Vậy Người mở trí cho họ hiểu về Kinh Thánh” (Lc 24, 25). Đó là một trong những cử chỉ đã được Chúa phục sinh hoàn thành, trước khi Người lên trời. Người đã hiện ra cho các môn đệ khi các ngài tụ họp ở cùng một nơi, Người bẻ bánh với các ngài và mở lòng các ngài hiểu về Kinh Thánh. Với những con người hoảng sợ và thất vọng này, Người tỏ cho thấy ý nghĩa của mầu nhiệm phục sinh: nghĩa là, theo dự phóng ngàn đời của Chúa Cha, Chúa Giê-su phải chịu đau khổ và phục sinh từ cõi chết để ban tặng sự hoán cải và tha thứ tội lỗi (cf. Lc 24, 26.46-47) và hứa ban Thánh Thần, Đấng sẽ ban cho các ngài sức mạnh để trở nên nhân chứng về Mầu Nhiệm cứu rỗi này (cf. Lc 24, 49).

Góc nhìn văn hoá, Gương chứng tá

TÔI DỄ DÀNG HƠN CẬU MỘT CHÚT!

Và chúng ta, những con người chắc chắn giàu có hơn rất nhiều những người vô gia cư khốn khổ, lại thường là những kẻ kêu ca than phiền nhiều nhất về số phận. Thực ra cuộc đời sẽ đơn giản và hạnh phúc hơn rất nhiều nếu chúng ta có thể nói “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút” với bất kì ai đó mà bạn gặp trên đường đời. Bởi vì như những người vô gia cư kia, bạn luôn có thể nói câu nói đầy cảm hứng đó ngay cả khi bạn không có gì cả, ngoài… một trái tim.

Giáo Hội Việt Nam, Lời Mẹ Hội Thánh, Văn kiện HĐGMVN

CHÚA NHẬT LỜI CHÚA VÀ NĂM LỜI CHÚA

Trong ngày lễ kính thánh Giê-rô-ni-mô vừa qua (30/09/2019), Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã ban Tông sắc Aperuit Illis (Ngài đã mở trí cho họ) để thiết lập Chúa nhật thứ III mùa Thường Niên là Chúa Nhật Lời Chúa: “Vì thế, tôi ấn định ngày Chúa nhật thứ III mùa Thường Niên được dành riêng để cử hành, để suy tư và để công bố Lời Chúa.” Lý do chọn ngày Chúa nhật này vì nó thường nằm trong tuần lễ cầu nguyện cho các Ki-tô hữu hợp nhất, từ ngày 18/01 đến ngày 25/01: “Vậy, Chúa nhật Lời Chúa này sẽ được định vào lúc thích hợp của giai đoạn này trong năm, khi mà chúng ta được mời gọi để củng cố những mối liên hệ với cộng đoàn Do-thái và cầu nguyên cho sự hiệp nhất các Ki-tô hữu.” (số 3).

Giáo Hội hoàn vũ, Lời Mẹ Hội Thánh, Tài liệu Huấn Giáo, Tài liệu Phụng Vụ, Văn kiện ĐGH

DẤU CHỈ LẠ LÙNG

Anh chị em thân mến, hang đá là thành phần của tiến trình dịu dàng và nhiều đòi hỏi trong việc thông truyền đức tin. Từ thời thơ ấu và trong mọi lứa tuổi của cuộc sống, hang đá giúp chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, cảm thấy và tin rằng Thiên Chúa ở với chúng ta và chúng ta ở cùng Chúa, tất cả như con cái và anh chị em, nhờ Chúa Hài Đồng Giêsu, Con Thiên Chúa và con của Đức Trinh Nữ Maria.

Cảm nhận đức tin, Giáo Hội hoàn vũ, Khảo luận tổng hợp

SIÊU VIỆT: PHONG CÁCH ĐẠO CỦA NGƯỜI CHÂU Á

Được hỏi sau những chuyến thăm các nước khác nhau của Á châu, đâu là đóng góp của Giáo hội Á châu cho Giáo hội hoàn vũ mà Đức Thánh Cha mong đợi, ngài trả lời: “Điều đầu tiên làm tôi xúc động đó là sự siêu việt. Giáo hội Á châu là một Giáo hội với chiều kích siêu việt, bởi vì trong nền văn hóa của các quốc gia này có một dấu hiệu cho thấy tất cả không kết thúc trên trái đất này. Chiều kích siêu việt này tốt cho các quốc gia phương Tây. Chúng ta cần điều đó.”

Giáo Hội hoàn vũ, Khảo luận tổng hợp

CÔNG GIÁO TẠI ĐẤT NƯỚC MẶT TRỜI

Đức Tổng Giám Mục Kikuchi cho rằng người Nhật ít biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng đạo Công Giáo thì được nhiều người Nhật biết đến, nhờ sự hiện hữu của các định chế giáo dục Công Giáo từ Mẫu giáo tới Đại học. Có khá nhiều các định chế như thế khắp nước Nhật. Nên khá nhiều người có dịp gặp gỡ Chúa Kitô ít nhất trong thời gian đến trường.

Giáo Hội hoàn vũ, Khảo luận tổng hợp

NGÀI ĐẾN THÁI LAN ĐỂ LÀM GÌ ?

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Thái Lan vào ngày hôm nay là chuyến viếng thăm đầu tiên miền đất này của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo kể từ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào năm 1984. Như thế là 35 năm đã trôi qua. Theo nhận định của tờ Crux, có 5 điều sau chúng ta nên biết về chuyến viếng thăm này cũng như lịch sử của Giáo hội tại Thái Lan:

Cảm nhận đức tin, Góc nhìn văn hoá

MÓN NỢ VỚI THẦY GIÊSU

Và người Thầy mà tôi biết tôi nợ lớn nhất đó là THẦY GIÊSU. Thầy dạy tôi biết bao nhiêu điều, thế mà tôi không mấy thuộc bài. Cứ nhớ đó rồi quên đó. Bài học mà tôi ước ao được học nhất là Bác ái, Hiền lành và Khiêm nhường mà tôi lại chẳng học được bao nhiêu. Thầy Giêsu ơi, các Thầy Cô ơi, xin nhận ở con cái cúi đầu tri ân thật sâu và cả cái cúi đầu xin thứ lỗi. Xin cho phép con được đền bù những thiếu sót lỗi tội mình bằng những hi sinh nhỏ mọn mà con đang cố gắng để làm được.

Cảm nhận đức tin, Giáo luận, Khảo luận tổng hợp

NÉT ĐẸP “CÁNH CHUNG” THEO NHÃN QUAN KITÔ GIÁO

Điều mà người Kitô hữu mong chờ là Nước Thiên Chúa, là nơi đẹp trường tồn. Họ đang mong chờ chính Cái Đẹp nguồn, cái đẹp của mọi vẻ đẹp là chính Thiên Chúa. Vũ trụ này sẽ mãi xoay vần từ tạo dựng cho đến ngày cánh chung. Và chỉ khi toàn bộ lịch sử, nhân loại và vũ trụ đều hướng về sự hoàn tất và viên mãn nơi Đức Kitô. Chính vì thế, cái đẹp của thụ tạo, dù có đẹp đến mức nào, cũng không bao giờ có thể làm ta cảm thấy thoả mãn hoàn toàn.

Giáo Hội hoàn vũ, Gương chứng tá

QUA VŨNG BÙN LẦY SEN LẠI LÀ SEN

Khi nói chuyện với Mary trong nhà thổ, cha Áp-ra-ham nhắc nhở cô: “Thất bại trong cuộc đấu thì chẳng có gì là mới mẻ cả, điều tồi tệ là cứ nằm lì ở đó.” Thánh nữ Mary Edessa là chứng nhân đáng tin cậy cho thấy Thiên Chúa có thể làm gì khi chúng ta dâng Ngài tội lỗi của chúng ta – và chúng ta có thể ra sao khi không dâng tội lỗi của mình cho Thiên Chúa.

Cảm nhận đức tin, Góc nhìn văn hoá, Xã luận

VÌ SAO EM TÔI CHẾT…?

Tôi thắp lên một nén hương, cầu nguyện cho linh hồn em và những người thọ nạn.
Tôi cầu mong những bạn trẻ của tôi học được từ thất bại của em nhiều bài học quý giá. Để lời xin lỗi và tấm lòng của em với gia đình và quê hương sẽ không ra vô ích.
Tôi cầu nguyện, để cái chết của em là một cú tát làm thức tỉnh lương tâm nhiều người.