Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

VỊ KHÁCH THẦM LẶNG

Như thế, chúng ta có thể nói được rằng: đường đi nước bước của Thần Khí thật quá khác xa với những chọn lựa của trần gian: trần gian chọn sức mạnh ồn ào kinh thiên động địa của “hoả tiển Hamas”, của “Vòm sắt Israel”; của “chiến tranh đối đầu”, của “hận thù bạo lực…”. Đó là cái cách “gieo” nghịch với Chúa Thánh Thần”, mà Thánh Phaolô gọi là gieo xuống trong xác thịt: “ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy. Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịt là sự hư nát.” (Gl 6,8).

Cảm nhận đức tin, Gương chứng tá

MỘT CHỨNG TỪ VỀ ƠN CHÚA

Con và vợ là người được cha mẹ cho học hành đầy đủ, bằng cấp cao nhất con có được là “Kỹ sư công nghệ hoá học thực phẩm”, vợ con là “Cử nhân sư phạm ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Anh”. Bên cạnh đó, từ sau ngày tốt nghiệp ra trường chúng con vẫn liên tục học tập cho đến nay. Con nói ra như vậy để tất cả anh chị em trong hay ngoài đạo Công giáo biết rằng chúng con đủ lý trí, tự do lúc lựa chọn trở lại Đạo và đến với tình yêu của Chúa. Chúng con đủ tỉnh táo để cảm nghiệm được ơn Chúa dành cho mình, hoàn toàn không phải mù mờ mê tín.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

LÊN TRỜI VÀ “CÔ BÉ BÁN DIÊM”

Vâng, sứ điệp Thăng Thiên hôm nay gọi mời chúng ta hãy lên đường, hãy ra đi để làm cho Tin Mừng của Đức Kitô thành những giai điệu, những âm thanh tuyệt vời vang lên trên mọi nẻo đường thế giới. Đó cũng chính là “viễn tượng Thăng Thiên” mà bao ngàn năm trước, tác giả Thánh Vịnh đã được ơn khải thị để hát lên: “Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang. Hãy ca mừng, ca mừng Thiên Chúa hãy ca mừng, ca mừng Vua ta! Vì Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian, hãy xướng ca vịnh mừng Người. Thiên Chúa thống trị trên các nước, Thiên Chúa ngự trên ngai thánh của Người…” (Tv 46, 6-9).

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

ĐỂ ĐƯỢC MÃI TRẺ TRUNG XINH ĐẸP

Trong dịp kỷ niệm hồng ân thánh chức nầy, cùng với niềm tri ân cảm tạ Chúa, chúng tôi xin tri ân biết bao nhiêu người còn sống hay đã qua đời đã nâng đỡ, giáo dục, cầu nguyện và cọng tác trong mục vụ ơn gọi, đặc biệt trong tiến trình lãnh chức cũng như sống chức linh mục.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

VIẾT ĐỜI MÌNH THÀNH “CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU”

Và một khi đã cảm nhận và đón nhận tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Kitô, Lời Chúa lại gọi mời chúng ta đáp trả bằng hành động yêu thương; bởi vì một tình yêu đích thực, một tình yêu phát xuất từ Thiên Chúa luôn mở ngõ để đến với anh em, để yêu thương con người, như lời khuyến dụ của Thánh Gioan trong trích đoạn thư mà chúng ta vừa nghe: “Các con thân mến, chúng ta phải thương yêu nhau, vì tình yêu bởi Thiên Chúa mà ra. Vì lẽ hễ ai thương yêu, thì đã sinh bởi Thiên Chúa, và nhận biết Thiên Chúa. Còn ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu…”.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu tu đức

NHỮNG CUỘC HẸN LÀM NÊN LỊCH SỬ

Vâng, xin nhắc lại một lần nữa lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Chúng ta đừng chạy trốn sự phục sinh của Chúa Giêsu, chúng ta đừng bao giờ ngã lòng, bất luận điều gì xảy ra. Chúng ta đừng để điều gì thúc đẩy chúng ta hơn là sự sống của Ngài, sự sống thôi thúc chúng ta tiến bước”. (EG số 3).

Cảm nhận đức tin, Tài liệu tu đức

VỀ THĂM “GIẾNG CŨ GIỮA ĐỒI HOANG”

Và con đường để về “thăm giếng cũ giữa đồi hoang” lại chập chùng gai chông sỏi đá, thêm một dấu chỉ quá rõ ràng để nhắc cho những “khách hành hương hôm nay”, thế hệ cháu con của biết bao nhiêu tiền nhân anh hùng tử đạo, luôn ghi nhớ và xác tín rằng: đón nhận thập giá vì tình yêu dành cho Đức Kitô và vì Hội Thánh, trong Hội Thánh và với Hội Thánh, để trở nên dụng cụ cứu độ, để nối dài “Hy tế của Đấng Cứu Độ”, để cùng với Đức Kitô “bị treo lên hầu kéo mọi người lên” (Ga 12,32)…mãi mãi là con đường đẹp nhất và đúng nhất của mọi Kitô hữu,

Cảm nhận đức tin, Khảo luận tổng hợp, Tài liệu tu đức

ĐẸP THAY “CÁI THUỞ BAN ĐẦU”

Nếu Kitô giáo phát sinh từ biến cố Đức Kitô Phục Sinh và Tin Mừng Phục Sinh bắt đầu được loan truyền từ ngày lễ Ngũ Tuần như sách Công Vụ tường thuật, thì quả thật, cho đến mãi ngàn sau, khi nào Hội Thánh Chúa Kitô còn trên mặt đất, thì sách Công Vụ Tông Đồ vẫn còn được đọc, được công bố, nhất là được công bố trong những ngày sau Đại lễ Phục Sinh.

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

ĐỂ SỨ ĐIỆP KERYGMA ĐI VÀO CUỘC SỐNG

Người ta bảo “Không thể cho cái mình không có”. Ngày xưa, Thánh Phêrô, trong những ngày đầu tiên truyền giảng Kerygma, đã nói với anh què ở Giêrusalem rằng: “Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nadarét, anh đứng dậy mà đi” (Cv 3,6). Vâng, ngài đã cho anh ta chính Đức Kitô phục sinh. Còn chúng ta thì sao ? Việc huấn giáo, rao giảng, mục vụ… chúng ta áp dụng kerygma được bao nhiêu ?

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

“VẾT SẸO” HAY “GIỚI HẠN CUỐI CÙNG CỦA TÌNH YÊU”

Trước một thế giới bị đe doạ bởi đại dịch và bao nhiêu cơn khốn khó, hiểm nguy của sự dữ đang hoành hành, Hội Thánh nói chung và mỗi người Kitô hữu nói riêng, cần phải trở về để chạm đến vết sẹo của Đức Kitô, vết sẹo của lòng thương xót; và thực ra “vết sẹo đó” nào có xa xôi. Chính ở đây, lúc nầy, Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện và gọi mời: không chỉ “chạm đến vết sẹo”, “xỏ ngón tay”, “thọc vào cạnh sườn”…, mà hơn thế nữa: cả máu thịt, thân mình: “hãy nhận lấy mà ăn, hãy nhận lấy mà uống”. Đây phải chăng là “giới hạn cuối cùng của lòng thương xót”, như Thánh Gioan xác quyết: “Ngài đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).