Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

GIỌT THẮM NỞ TƯƠI ĐÓA HƯỜNG

Riêng với các anh em linh mục, cho dù mới chịu chức, hay 5 năm, 10, năm, 20, 30 năm… điều quan trọng không phải là con số, là thời gian ngắn hay dài, lâu hay mau, sướng hay khổ, buồn hay vui, làm ít hay nhiều, thành công hay thất bại…, mà điều quan trọng là “Chúa có đến không”, có Chúa đồng hành không, Chúa có “về” không !… Bởi vì, như Thánh Gioan ghi lại trong Tin Mừng: Chúa Giêsu đi trên mặt biển, tiến lại gần thuyền, họ hoảng sợ. Nhưng Người nói với họ: “Chính Thầy đây, đừng sợ”;

Khảo luận tổng hợp, Xã luận

QUI NHƠN – THỊ NẠI TRONG CHIẾN LƯỢC VỆ QUỐC – PHẦN BA: THẾ THỜI PHẢI THẾ

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng: người Việt Nam hôm nay hay thế hệ con cháu của những vị anh hùng như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… vẫn luôn trân trọng và vận dụng đúng đắn, khôn ngoan vị trí địa chính trị tuyệt vời của giang sơn gấm vóc mà cha ông ta đã đổ bao nhiêu máu xương và nước mắt để giữ gìn và lưu lại; trong đó có Qui Nhơn – Thị Nại, một vị trí chiến lược quan trọng để chúng ta cùng tiếp nối công cuộc “kiến quốc và vệ quốc” trong thời đại hôm nay.

Khảo luận tổng hợp, Xã luận

QUI NHƠN – THỊ NẠI TRONG CHIẾN LƯỢC VỆ QUỐC – PHẦN HAI: TAN THỊ NẠI MẤT GIANG SƠN

Vâng, tan Thị Nại thì mất cả Phú Xuân, Thăng Long, tiêu tan cả chiến lược, chiến thuật…; và nhất là “mất nước”, như nhận định của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường: “Từ nay họ không còn chút uy thế nào trên mặt bể nữa, trước cả khoảng tháng Tư âm lịch khi Đông Hải vương Mạc Quần Phù cùng các tướng bị bắt lúc bị gió dạt ngoài khơi Thị Nại. Họ hoàn toàn không kiểm soát được mặt bể để tha hồ cho thuỷ quân Gia Định tung hoành ra lấy Phú Xuân mà không sợ một lực lượng lưu động nào theo kịp ngăn trở nữa. Trần Quang Diệu còn bức được Võ Tánh chết, nhưng sự thực đám quân tướng Tây Sơn ở đây mấy tháng sau phải tan rã trên rừng chính vì không thể nào di động theo các đồng bằng dọc biển mà không có yểm trợ của thuỷ quân, chính vì sự tan vỡ ở trận Thị Nại này vậy”

Khảo luận tổng hợp, Xã luận

QUI NHƠN – THỊ NẠI TRONG “CHIẾN LƯỢC VỆ QUỐC” – PHẦN MỘT : TAN YẾU HUYỆT MẤT CƠ ĐỒ.

Tuy nhiên, “bản đồ của 3 vương quốc bên bờ Biển Đông” đó gần như đã được vẽ lại hoàn toàn sau biến cố lịch sử: chiến dịch “Bình Chiêm năm 1471” của quốc vương Đại Việt, Lê Thánh Tôn; và thời điểm đó cũng là cột mốc ghi nhận vương quốc Champa hùng mạnh một thời ở Đông Nam Á đã trở thành một “nhược quốc” khiêm tốn trấn thủ vùng Panduranga (Phan Rang, Bình Thuận) cho đến khi chính thức bị xoá tên trên bản đồ thế giới vào thế kỷ 17 dưới triều các vua nhà Nguyễn của Việt Nam

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

LÀM ƠN ĐỪNG VỀ HƯU NON

Chắc chắn với tuổi đời linh mục “20 năm” cùng với tuổi đời của kiếp nhân sinh, các cha không còn trong độ tuổi thanh xuân nữa. Tuy nhiên, trong ơn gọi và sứ mạng làm con Thiên Chúa, đặc biệt, trong thánh chức linh mục, điều Chúa muốn, Giáo Hội cần, đó là chúng giữ được trẻ trung, hồn nhiên của Tin Mừng, của ân sủng. Và vì thế, xin mượn tạm lời hiệu triệu sau đây của ĐGH Phanxicô trong tông huấn Christus Vivit như một nhắn gởi đến quý cha trong dịp kỷ niệm đặc biệt nầy: “Làm ơn, đừng về hưu non các con nhé.”

Cảm nhận đức tin, Chia sẻ Lời Chúa, Tài liệu Phụng Vụ

LÒNG THƯƠNG XÓT: MỘT ÂN BAN MIỄN PHÍ

Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, có thể nói được, là biểu hiện cao nhất của Lòng Thương Xót nơi Thiên Chúa; phải chăng để nối kết hai mầu nhiệm “Chịu Nạn” và “Lòng Thương xót” mà Hội Thánh, với CN V MC, hay còn được gọi là Chúa Nhật Chịu Nạn (Dominica Passionis), đã chọn đọc bài Tin Mừng Thánh Gioan với câu chuyện “Người phụ nữ ngoại tình bị bắt tại trận” đã nhận được lòng thương xót của chính Chúa Giêsu.